Mười Năm Chuyện Cũ (1999 - 2009)
Chân Thiện Mỹ :: Chân Thiện Mỹ :: Nhận Định :: Suy Tưởng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Mười Năm Chuyện Cũ (1999 - 2009)
OPLAN 21
Lời người viết: OPLAN 34A và OPLAN 35 là tên của hai kế hoạch diệt Cộng của MACVSOG. Những thành viên của hai kế hoạch này còn sống sót cho đến ngày hôm nay là những người được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường Danh Dự và truy tặng danh hiệu Anh Hùng sau khi Hà văn Sơn ra điều trần trước Uỷ Ban Tình Thượng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 19-6 năm 1996.. Tuy nhiên sự bất bình đẳng giữa con người với con người chưa cho phép những người chiến sĩ dừng lại. Cuộc đấu tranh thứ hai đã khởi động đúng ngày Cựu Chiến Binh 11 - 11 - 1999 tại Washington D.C.
Là người thảo kế hoạch và tổ chức cuộc hội quân lần thứ nhất, được sự tín nhiệm và thương mến của toàn thể anh em trong lực lượng giao cho vai trò Ðại Diện Chính Thức để lãnh đạo cuộc đấu tranh người viết tự thấy bài ký nên có một cái tên như một kế hoạch bởi vì thực sự đây cũng là một kế hoạch Ðòi Hỏi Công Lý. Chỉ vì một thiểu số thuộc thành phần bất hảo trong nội bộ không nhận thức được giá trị của bản thân đã trở mặt quỵt cả luật sư phí nên công việc chung dở dang.
Thành phần phản phúc đó sau này còn bịa đặt, vu chụp trắng trợn bản thân chúng tôi nhưng vì lòng nhân đạo chúng tôi không nỡ gây đau khổ cho gia đình chúng trong khi tất cả tài liệu chúng tôi đều giữ trong tay. Mười năm là giới hạn thủ tín với đồng đội. Ngày hôm nay những videos này xác định với công luận. Ai là người đã làm nên Lịch Sử cho Biệt Kích Cảm Tử Việt Nam? Ai là người đứng đầu dẫn dắt, soạn thảo kế hoạch và tổ chức thực hiện những công tác của Những Người Lính Một Thời Bị Lãng Quên. Mời quý vị tìm câu trả lời trong bài viết và các tài liệu videos được trình bày trong bài này.
KIM ÂU HÀ VĂN SƠN
Ðoàn xe van ba chiếc khởi hành đúng năm giờ sáng ngày mùng 9/11/1999. Ước tính chúng tôi sẽ có mặt tại Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn vào khoảng 4 giờ chiều để đón các đoàn khác đến sau.
Kim Âu Hà văn Sơn và một bộ phận Gia đình BK Atlanta
Theo những thông tin cuối cùng, đoàn Houston - Texas gồm 4 người đã đi từ sớm Chủ Nhật. Ðoàn 3 người ở Florida là nhóm Biệt Kích thứ hai đến thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.
Ba chiếc xe của chúng tôi lầm lũi trong đêm chạy về phương Bắc. Trời tối đen như mực. Chạy quá Greenville mới thấy vừng đông ló dạng. Vừa lái xe, vừa kiểm lại công việc chuẩn bị xem có thiếu sót gì không. Thấy mọi việc đã hoàn chỉnh, tôi mới an tâm chuyện trò với hai ngừơi bạn từ Nam Cali bay sang nhập đoàn hồi khuya.
Mấy năm trước, lúc sang Nam Cali tham dự buổi Ðại Hội của nhóm Nguyễn Hữu Chánh với tư cách quan sát viên của Cộng Ðồng VN toàn HK, vì bận nhiều chuyện, thời gian hạn hẹp nên không gặp được Hoàng Chương nay mới thấy mặt. Chương và một số anh em cùng trang lứa với tôi thuộc Oplan 35 - trẻ nhất lực lượng - nói là trẻ nhưng đều đã quá “ngũ thập”. Tinh thần thấy vẫn như xưa nhưng sắc diện thì đã có nhiều thay đổi. Người thứ hai là Nguyễn Tiền Ðạo - đây là người đầu bếp cuối cùng của tôi tại trại Thanh Phong - đã gặp lại nhau trong lần sang Cali vừa nói.
Trung tá Red Davis, Luật sư John Mattes và Kim Âu Hà văn Sơn trong phòng họp
Vui chuyện, Tiền Ðạo và Hoàng Chương nhắc lại việc mưu sinh trong trại.
Ôi ! Một thời gian khổ. Nhường cơm xẻ áo, hạt gạo chia tư. Ðâu lưng để sống còn bởi cuộc sống trong tù ngục chính là một chiến trường nghiệt ngã nhất do đói rét trường kỳ, bệnh tật đe dọa.
Tiếng chuyện trò râm ran, anh Kiên và anh Sám kể lại cho mấy anh em nghe chuyện về chuyến đi Miami và những vinh dự mà họ đã được nhận. Ðường xa ngắn lại....
Ði hết hai phần ba lộ trình, rẽ vào exit để đổ xăng. Mải nhìn xem hai xe sau có theo vào không, suýt nữa xe của tôi lái húc vào một xe police chạy ngang qua trước mặt. Tôi ngừng xe, xuống nói chuyện với mấy anh em ở hai xe sau thì ngài phú lít quay lại hỏi bằng lái.
Trung tá Red Davis, Luật sư John Mattes và đoàn Gia Đình BK Seatle trong phòng họp
Sau khi hỏi tên tôi và nhìn thấy toàn anh em đều đội Green Beret, ông ta cười nói rằng: “ Anh lái cẩn thận chút kẻo gây tai nạn. Xe police mà anh còn không biết. Các anh đi dự ngày Cựu Chiến Binh phải không?”
Khi vòng xe trở lại, ông ta còn bấm còi chào. Sau đó, tôi trao tay lái lại cho hiền nội vì còn phải giữ sức cho công việc sắp tới...
Gần 4 giờ chiều. Trời rực nắng, đoàn xe ba chiếc của chúng tôi nối đuôi nhau vào đến cửa ngõ thủ đô.
Tôi hướng dẫn nhà tôi theo đường US 1 thẳng vào đường số 14th rẽ qua đại lộ Pensylvania gặp đường 11th.
Khách sạn Harrington nằm ngay góc đường 11th và đường E. Dẫn hướng bằng internet quả có tiện dụng.
BK Đèo văn Tuyển, Trung tá Red Davis, BK Phạm Quang Tiệu và BK Nguyễn Tiền Đạo (Orange County).
Ba chiếc xe đậu tạm vào parking trước cửa, tôi vào lấy phòng rồi nói anh em chuyển hành lý lên chỗ ngủ vừa lúc hai nhóm đến trước nghe động xuống tới nơi. Tiếng chào hỏi ồn ào, náo nhiệt. Tôi phải nhắc đến mấy lần anh em mới chịu mang hành lý lên phòng.
Lúc này, nhóm Florida và nhóm Houston mới biết là cả hai đến khách sạn một đêm trước nhưng khi đoàn chúng tôi tới, họ mới ra khỏi phòng.
Tôi quay lại nhắc Nhung gọi cho con anh Thọ tới để nhờ các cháụ đi mua hộ chỗ cán cờ, cán biểu ngữ và bó hoa tặng cho Trung Tá Davis đi cùng đoàn Seatle. Ðồng thời đặt luôn vòng hoa cho lễ tưởng niệm tại Vietnam Memorial Wall.
Nhung và anh Thượng hỏi:
: “Liệu tụi mình có thể ra phi trường đón nhóm Seatle không?”
- Ðường đi thì biết nhưng thử hỏi lúc này anh em đã đông. Mọi bất trắc xảy ra chỉ có vài người đối phó, mình mà đi lỡ có gì ai lo liệu. Anh em không trách mình đâu. Tặng hoa tại đây cũng được có gì mà câu nệ.
Mấy người cũng biểu đồng tình vì đường ra phi trường BWI gần tới 40 miles...
Toán BK biểu tình tại Bức Tường Đen
Khoảng gần 6 giờ, nhóm Biệt Kích từ Iowa được “shuttle” đổ xuống trước khách sạn.
Lại một trận ồn ào, cảm động đến rưng rưng nước mắt. Tôi lùi vào một góc để nhìn cảnh biểu lộ tình cảm của những người đồng đội lâu năm gặp lại. Tràn ngập những xúc động thân thương đến nghẹn ngào. Từ trong cùng tận lòng mình, tôi hiểu rõ những người đồng đội này chính là một phần đời của tôi. Nếu vì một lý do nào đó, bộ nhớ về họ biến mất khỏi não bộ có nghĩa rằng tôi sẽ chẳng bao giờ còn là tôi của ngày hôm nay. Cuộc sống có khi làm cho mình không hài lòng, mãn ý với một vài cá nhân. Nhưng giận rồi lại thương và không thể nào gạt bỏ kỷ niệm buồn vui, cay đắng của những năm tháng lưu đày.
Từng nhóm chụm đầu tranh nhau nói cười tở mở. Rồi có tiếng hỏi :“Hà Sơn đâu?”.
Có tiếng đáp :“Sơn mới ở đây mà”.
Tôi bước ra khỏi góc vắng. Mấy anh em ùa tới:
- “Tụi tôi nhớ chú quá, bao lâu nay chỉ nghe tiếng nói qua điện thoại. Sao mấy đứa rồi, bà xã có đi theo không?”
Tôi trả lời các câu hỏi và cảm ơn tất cả anh em đã tới để tham gia cuộc đấu tranh này. Anh Thời khẳng định với tôi nếu có yêu cầu đấu tranh toàn bộ Biệt Kích ở Iowa sẽ cùng có mặt với đồng đội.
Tôi cùng anh em kéo nhau lên phòng sắp xếp chỗ ở xong xuôi tất cả cùng qua tiệm ăn bên cạnh khách sạn dùng chung bữa tối.
Ăn uống kiểu Hoa Kỳ thật mất hứng. Tôi và Nhung lấy hơn 40 suất ăn. Quán đang không có khách, đoàn Biệt Kích tràn vô đầu bếp làm không kịp. Trong lúc ngồi đợi, chuyện trò rôm rả. Bỗng Hoàng Ðệ đến kéo tôi ra riêng, nói nhỏ:
-” Lâu quá mới gặp lại anh em, Sơn cho mình trả tiền bữa ăn này được không?”
Hiểu lòng bạn, tôi vỗ tay để tạo sự chú ý rồi nói luôn :
-” Báo cho anh em biết, bữa ăn này Hoàng Ðệ đề nghị được trả tiền đó. Có ai phản đối không”
Lại một chuỗi bông đùa vui vẻ. Sau khi Nhung nói vài lời giáo đầu, Hoàng Ðệ lên giãi bày tâm sự. Những con người này gan góc, dũng cảm đến nỗi kẻ thù cũng phải kính trọng nhưng đối với anh em đồng đội họ rất mềm yếu.
Sau bữa ăn, tôi yêu cầu anh em nên về phòng nghỉ ngơi, từng nhóm tâm sự với nhau. Phần tôi và một số anh em khác túc trực dưới phòng đợi để đón đoàn ở Seatle đến.
Có một lúc tôi trở lên phòng xem anh em ngủ hay thức, thấy phòng nào cũng hé cửa, mở ra trống trơn. Hóa ra mấy chục người dồn vào ba phòng ngồi hàn huyên.
Tôi kêu ầm lên: “Anh em cố gắng ngủ giữ sức. Công việc không phải nhẹ đâu. Ngày 11 trời trở lạnh đấy”
Toán BK biểu tình tại Quốc Hội
Trở xuống phòng đợi, ngồi lâu nóng ruột. Chúng tôi kéo nhau qua quán ngồi uống bia, tán gẫu.
Quán Harry's chẳng khác gì mấy quán nhậu Sài Gòn. Nửa trong nhà, nửa dọn ngoài hè phố. Gặp đêm trời nóng như đêm nay. Ngồi ngoài trời thấy thoáng và dễ chịu.Thực khách ngoài vài nhóm “teen” còn lại xem ra toàn những bạn tình có vẻ trí thức. Họ biết chúng tôi về đây để tham dự ngày Veterans Day nên ai cũng biểu lộ thiện cảm.Người hầu bàn hỏi tôi muốn uống bia gì ? “Local” hay chai. Tôi ngạc nhiên tò mò gọi thử mấy “pitches”. Té ra ở D.C cũng có loại bia giống như bia hơi nhưng hương vị đậm đà hơn ở Sài Gòn, xem ra mùi vị không kém gì bia Ðức.Lai rai đến quá nửa đêm thì nhóm Seatle đến nơi. Bó hoa được tặng cho Trung Tá Davis. Trao đổi ít câu tôi đưa Tám Móc và Thùy đi gởi xe. Trên đường cuốc bộ trở lại khách sạn, tôi nói qua tình hình. Thùy hỏi sao không ra đón tại phi trường. Tôi nói lý do không người thay thế và báo cho Tám Móc biết là có Tiền Ðạo cũng qua đây cùng với đoàn Atlanta. Bộ ba chúng tôi sống chung với nhau trong suốt thời gian cuối cùng ở Thanh Phong.
Đoàn Gia Đình BK Seatle
Tám Móc hỏi tôi có dự kiến trước những bất trắc gì không? Tôi nói tất cả mọi việc tôi đã tiên liệu sắp đặt trước và chuẩn bị sẵn cả nên không có gì cần phải quan ngại. Ðây là kế hoạch tối ưu. Sáng mai đoàn ở Nam Cali sang tới chúng ta họp vào lúc 11 giờ, tôi sẽ thuyết trình, đến tối phân chia công tác.
Luật sư sẽ có mặt tại khách sạn tối mai cùng họp với anh em trước giờ vào trận.
Tôi cùng với Thùy và Tám Móc bàn bạc tới gần sáng mới đi nằm cho lại sức...
Khoảng hơn bảy giờ sáng ngày 10, đoàn Nam Cali tới khách sạn. Hỏi qua tình hình sức khỏe anh em xong tôi báo đúng 11 giờ sẽ khởi đầu cuộc họp.
Vừa dứt lời, nhân viên khách sạn báo cho tôi biết có điện thoại. Cầm phone lên thấy phía bên kia hỏi người đứng đầu nhóm Biệt Kích. Tôi hỏi tên; bên kia đầu giây tự xưng là Việt ở Bộ Quốc Phòng cần gặp anh Hính. Tôi xưng tên và bảo rằng Bộ Quốc Phòng cần gì cứ tới gặp tôi nhưng bên kia cứ nằng nặc đòi gặp Hính. Tôi biết chắc đây chỉ là một trò mạo danh nhưng cũng gọi Hính đưa điện thoại cho anh ta nói chuyện và báo cho anh em biết tình hình.
Một làn sóng nghi ngại lan ra trong nội bộ. Anh em đặt vấn đề tại sao Bộ Quốc Phòng biết chúng ta ở đây?
Mọi người đều khó chịu vì cách làm việc hớ hênh của Hính. Phần tôi không tin cú phone này từ Bộ Quốc Phòng gọi tới. Bởi lẽ cái danh từ riêng “Việt” chỉ là tên một nhân viên thông dịch của Ủy Ban Bồi Thường VCCC và cái Ủy Ban này cũng chẳng có thẩm quyền giải quyết gì thêm cho anh em Biệt Kích ngoài việc xét duyệt và quyết định chi trả theo luật, huống chi cậu Việt.
Vấn đề hiện nay của Biệt Kích đã chuyển sang lãnh vực và bộ phận khác. Tôi không phải là loại người cho phép ai qua mặt mình. Hơn nữa mọi việc tôi làm đã có tiên liệu cả nên không dễ gì lay chuyển.
Toán BK Seatle , Iowa, Orange County dạo phố D.C.
Thêm vào đó cuộc hành quân lần này của chúng tôi nhằm mục đích đánh động dư luận Hoa Kỳ và thế giới qua mặt trận truyền thông nên không cần biết đến phản ứng của Bộ Quốc Phòng.
Quả nhiên sau buổi họp, khi thấy một cậu em quen cũ ở Ðà Lạt đến đón Hính xuống nhà cậu ta chơi, tôi biết mình đoán không sai. Chẳng qua Nông Hính cố tìm cách nâng cao giá trị của anh ta lên. Dầu sao việc này cũng làm một số anh em ít nhiều có dao động.
Tất nhiên chương trình đã vạch sẵn vẫn được tiếp tục. Vài người anh em định cật vấn Hính về chuyện này nhưng tôi không muốn để xảy ra mâu thuẫn trầm trọng trong nội bộ nên gạt đi không cho vào chương trình nghị sự.
***
Cuộc họp được tổ chức đúng 11 giờ. Mở đầu tôi cảm ơn tất cả anh em đã vì lợi ích chung về họp mặt nơi đây để tiến hành bước đấu tranh mới. Tôi tuyên bố nhiệm vụ tổ chức hợp quân đã xong, nay xin trả lại quyền quyết định mọi công việc cho tập thể để trở về làm một thành viên và đề nghị anh em bầu ra người đại diện chính thức trong tinh thần dân chủ để lãnh đạo cuộc đấu tranh.
Tôi cam kết sẽ hỗ trợ người được anh em chính thức bầu ra để hoàn thành thắng lợi cuộc đấu tranh này.
Khi tôi dứt lời, một số anh em lên tiếng phân tích về những điều kiện cần phải có của một người đại diện chính thức. Cuối cùng toàn thể anh em hiện diện căn cứ trên công lao, khả năng và bản lãnh đã bầu tôi vào trách nhiệm đại diện chính thức của lực lượng,
Nhận trách nhiệm xong, tôi yêu cầu mỗi bang và khu vực phải bầu ra một vài đại diện để duy trì thông tin liên lạc tới từng người, tránh tình trạng thiếu thống nhất chỉ huy. Mọi việc hoàn tất nhanh chóng. Sau khi đã ổn định bộ khung chính thức, bước sang phần hai.
Tôi trải ngay bản đồ Washington D. C. xuống bàn, thuyết trình kế hoạch. Anh em quây quần theo dõi một cách chăm chú, nghiêm cẩn.
“OPLAN 20th Century” là cái tên cho kế hoạch tạo sự chú ý của công luận và truyền thông Hoa Kỳ do tôi đặt ra.
Theo kế hoạch, toàn thể lực lượng của chúng tôi sẽ rải quân chiếm lĩnh 7 mục tiêu kéo dài từ Ðông sang Tây của Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn.
- Mục tiêu thứ nhất: Tối Cao Pháp Viện.
- Mục tiêu thứ hai: Quốc Hội
- Mục tiêu thứ ba: Tòa Bach Ốc.
- Mục tiêu thứ tư: Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến VN
- Mục tiêu thứ năm: Ðài Kỷ Niệm Lincoln.
- Mục tiêu thứ sáu: Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington
- Mục tiêu thứ bảy: Ðài Kỷ Niệm Iwo - Jima.
- Ưu tiên một: tại Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến VN hai toán.
- Thời gian: bắt đầu 8 giờ sáng các toán phải được rải xong.
- Trang bị: Từng toán được trang bị 1 cờ VNCH, 1 cờ HK, 2 biểu ngữ, 2000 truyền đơn.
- Nhiệm vụ: Tạo sự chú ý của công chúng phát hết số truyền đơn tới tận tay khách bộ hành. Giải thích ý nghĩa, nội dung cuộc biểu tình.
- Triệt thoái: Ðúng 10:00am thu hồi các toán tập trung về Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến Việt Nam và tăng cường cho khu vực Nghĩa Trang Arlington. Sau khi Bill Clinton đến hành lễ lúc 10:30 , toàn bộ rút về Bức Tường Việt Nam để cùng diễn hành vào khán đài dự lễ và đặt vòng hoa.
Như vậy yêu cầu về Rộng và Sâu của chiến dịch này đều được đáp ứng đầy đủ do toàn thể các cơ quan đứng đầu của cả ba ngành : Tư Pháp - Lập Pháp - Hành Pháp đều bị tấn công đánh động một lúc cùng với dư luận quần chúng Hoa Kỳ.
Tại mục tiêu trung tâm của chiến dịch là Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến Việt Nam, chúng ta sẽ cả thắng vì nói một cách hình ảnh: chúng ta đã là con ngựa của thành Troie. Ðoàn chúng ta là khách danh dự của Ban Tổ Chức. Tại đây. Phóng viên của thông tấn xã AP và đài truyền hình CBS sẽ phỏng vấn trực tiếp đại diện của lực lượng.
Thuyết trình xong, không ai đặt vấn đề, quay lại thấy Red Davis giơ ngón tay cái ra dấu tán thưởng. Anh em chúng tôi vui vẻ giải tán và kéo nhau xuống trung tâm Eden sinh hoạt cho khuây khỏa.
***
Washington D.C đối với tôi quá quen thuộc, nhất là vùng Falls Church nhưng có lẽ vì bận tâm với những nhiêu khê của công việc nên mấy lần tôi dẫn đoàn chạy quẩn quanh hơn tiếng đồng hồ mới tới Eden.Khoảng hơn ba giờ chúng tôi trở về khách sạn. Ðột nhiên một số anh em lại đề nghị họp khẩn cấp.Trước hiện tượng bất thường này tôi cũng đồng ý phải giải quyết rốt ráo mọi nghi ngại.
Mọi người đang vui vẻ thì được báo lên phòng hội họp. Sau khi tất cả đã yên vị, một số người lên tiếng đề nghị xem xét lại tình hình nại cớ là cuộc đấu tranh có khả năng bị ngăn chặn vì theo họ, Nông Hính đã tiết lộ sự hiện diện của Biệt Kích tại D.C.
Như vậy trong lúc một bộ phận đi xuống Eden, nhóm ở lại bị dao động tư tưởng cho rằng không đủ nhân sự để hỗ trợ nhau khi cần thiết.
Anh Hôm là người lên tiếng trước và một nhóm nhỏ hỗ trợ ý kiến này nhưng chưa ai đi đến một quyết định nào, chỉ yêu cầu mọi người cùng nhau tìm ra một giải pháp chung.
Nhanh chóng lượng định tình hình, khi thấy mọi người không còn thêm ý kiến, tôi lên tiếng dứt khoát bác bỏ những ý kiến dao động và cương quyết thực thi mọi kế hoạch đã giải trình.
Tôi nói:
- “Chúng ta không đến đây trong tư cách của những khách nhàn du. Chúng ta đến đây vì danh dự của chúng ta, vì danh dự của những người chiến đấu cho Việt Nam và vì danh dự của dân tộc. Chúng ta chiến đấu cho sự bình đẳng giữa con người với con người trong những phẩm giá làm người. Cuộc đấu tranh này không đổ máu, không tổn thất. Nhưng nếu có tổn thất chúng ta cũng sẵn sàng. Tôi thấy không có lý do nào khiến chúng ta thay đổi những mục tiêu ban đầu.Tôi cam kết mọi vấn đề liên can đến pháp lý đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Chúng ta được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất. Vì thế chúng ta không được quyền nuôi dưỡng tinh thần chủ bại mà phải quyết tâm củng cố ý chí đấu tranh. Thành công và thắng lợi chỉ có được khi lòng chúng ta quyết thắng. Anh em nào thấy tinh thần chao đảo không đủ quyết tâm cứ tự nhiên lui lại”
Kim Âu Hà văn Sơn đang trình bày mục đích và kế họach hành động
Trước sự cương quyết của tôi, số anh em có ý kiến bàn lại vội cải chính không phải họ lui bước nhưng chỉ muốn giảm bớt mục tiêu để tăng thêm hiệu quả.
Tôi không đồng ý vì quân số tham gia vượt trội hơn dự tính. Tiếp, Vượng và đa số lên tiếng hưởng ứng, ủng hộ tôi mạnh mẽ. Cơn sóng gió qua đi, tuyệt đại bộ phận nhận ra vấn đề, xóa tan mọi nghi ngại và kế hoạch hành động được duy trì như kế hoạch cũ....
***
Dù biết rằng thời tiết xấu có thể làm thay đổi thời gian biểu chuyến bay của John nhưng lòng tôi vẫn bồn chồn như có lửa đốt.
Tôi đã lập đi, lập lại với nhiều anh em rằng:
-” John sẽ có mặt tại đây đêm nay dù muộn tới đâu chăng nữa”.
Nhưng chỉ đến khi John lái xe đậu vào parking trước khách sạn tôi mới thấy như cởi tấc lòng.
Anh em đang quây lại bên John nhanh chóng rẽ lối, nhường chỗ cho tôi nói chuyện với John. Sau thủ tục xã giao, tôi hỏi John ngủ ở đâu tối nay. John trả lời là ngay tại đây. Tôi quay lại nói anh em đưa hành lý của John vào. Trong khi làm thủ tục lấy phòng, tôi cho John biết qua tình hình nội bộ, tinh thần của anh em và quân số tham gia.
Tôi kết luận: “Ông đang có trong tay một binh đoàn thiện chiến.”
John nói ngay: “Không phải vậy. Chính anh mới là người lãnh đạo, tôi chỉ là người đứng sau anh để hỗ trợ về pháp lý cho cuộc đấu tranh của các anh mà thôi. Tôi sẽ nói rõ điều này với mọi người. Chúc mừng tình đoàn kết của các anh.”
Sau khi John đã ổn định, chúng tôi kéo nhau lên phòng họp.
Ðoàn Seatle giới thiệu John với Trung Tá Red Davis. Không khí trong phòng họp thật vui. Ánh đèn “flash” chớp lóa liên tục.
John ngỏ lời chào mừng và ca ngợi tinh thần của anh em đã về tham gia cuộc đấu tranh. Rose Lương làm công tác thông dịch thay tôi. Sự có mặt của Rose theo đoàn Nam Cali rất là hữu ích vì qua lời thông dịch của cô anh em đều thấy rõ tất cả những gì John nói ra và những gì tôi đã trình bày trước đó hoàn toàn đồng nhất, qua đó thể hiện chúng tôi đã có sự trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng.
Khi Jonh dứt lời đến phần trao đổi và tiếp đến việc phân công, phân nhiệm, chia toán, nhận mục tiêu và hướng dẫn lộ trình cho những anh em đứng đầu các toán nhanh chóng thông qua.
Anh em trở về phòng nghỉ ngơi. John rủ tôi xuống quán uống bia. Tôi gọi thêm Thùy và vài anh em nữa cùng đi. Thùy nói sao không để John ngủ cho khỏe mai còn làm việc.
Tôi cười khì : “John cũng như tụi mình thôi. Lo thấy bà! Làm sao ngủ được trừ phi quá mệt. Ðêm giao thừa mà mày. Uống cho mệt để rồi ngủ được tí nào hay tí ấy.”
Cả nhóm chúng tôi gần chục người trẻ nhất ngồi uống bia với John tới gần hai giờ sáng.
Sau khi mọi người đi ngủ cả, tôi chui vào xe ngồi ngủ gà gật đợi đoàn Bắc Cali...
Ngồi một mình trong cabin, tôi cố thư giãn để tìm một giấc ngủ nhưng hễ mỗi lần có tiếng động là lại chòang dậy. Sau vài lần như vậy, tôi cũng thiếp đi được một khắc. Những âm thanh mơ hồ ở đâu làm tôi tỉnh lại, nhìn về phía cửa vào khách sạn thấy mấy bóng người đứng lố nhố. Tôi biết đây là những người cuối cùng của lực lượng từ San Jose, Cali đã tới.
Hứng chí, tôi bấm còi inh ỏi. Anh em ngỡ ngàng nhìn về chỗ xe tôi đậu. Tôi xuống xe, xem đồng hồ đã quá 3 giờ sáng. Quả nhiên khi ôm lấy anh em hỏi chuyện, họ cho biết lẽ ra đến khoảng gần 2 giờ nhưng lạ đường nên cứ chạy lên, chạy xuống không thấy khách sạn đâu cả. Ðến khi gặp police nhờ dẫn lối mới biết là có hai đường 11th. Hải nói :“Ðằng ấy không nói cho anh em biết trước” . Tôi lắc đầu : “Chính mình cũng đâu có ngờ có hai đường 11th.”
Kéo nhau vào khách sạn, Hải nói với tôi: “Lúc nãy receiptionist bảo mình nếu muốn cứ thêm tên vào các phòng khỏi cần mướn thêm nhưng mình nghĩ nhóm cũng đến 8 người nên mình lấy thêm phòng ở trên tầng hai. Như vậy là họ có vẻ quý và thông cảm anh em mình đấy”.
Tôi nhìn lại toàn đoàn, thấy ai cũng có vẻ phấn chấn dù qua một chuyến bay dài. Lâu lắm mới gặp lại anh Nguyễn Thủy và anh Nguyễn Hữu Hồng. Tôi nói với anh Thủy:“ Nghe nói anh từ Sacramento lên tham gia cùng với San Jose, tôi rất cảm động. Tinh thần như vậy là tốt quá rồi.”
Anh Thủy lẫy: “Nói cho Sơn biết, tôi giận cậu vì gọi điện thoại cho cậu hoài nhưng chẳng bao giờ gặp. Sau tức mình chẳng liên lạc nữa.”
-Giận thì cứ giận việc chung phải làm đúng không?
Tôi bước sang anh Khánh:
- “ Nghe nói anh vừa ra khỏi bệnh viện mà cũng cố đi, em không biết nói sao”
Tuy sắc diện mệt mỏi nhưng anh vẫn cười vui vẻ:
- “ Biết tin là tôi quyết định ngay. Như vậy là từ ngày chú sang San Jose đến nay mình mới gặp lại. Chú còn khỏe mạnh lắm. Vợ con ra sao?.”
- Bà xã em cũng có mặt tại đây. Các cháu ở nhà đi học. Mấy cháu học khá lắm anh ạ. Con chị lớn lo được cho hai em rồi nên vợ chồng em an tâm lên đây.
- Ừ ! Chú thông minh sắc sảo, tụi nhỏ phải giỏi là cái chắc. Cố lên Sơn. Các anh lúc nào cũng ủng hộ chú.
Tôi quay sang anh Cát : Mắt anh có đỡ không?
- Cũng vậy thôi em ạ. Còn đọc được. Nguyên Vũ ở bên đấy vợ chồng nó có khá không?
- Cậu ấy vẫn là MC số một ở Atlanta, buổi dạ vũ nào vợ chồng Nguyên Vũ - Tuyết Nga cũng có mặt.
- Khi về cho anh gởi lời thăm tụi nó. Tình hình thế nào rồi em?
- Sáng hôm qua, toàn thể anh em đã bầu em làm Ðại Diện Chính Thức.
- Em công lao nhiều, có khả năng, ăn nói lưu loát. Dám xông xáo, hy sinh cho anh em ai cũng biết. Anh em tín nhiệm em là lẽ công bằng. Ðừng chấp những người ganh tỵ làm gì. Mặc họ,ỳ chuyện phải cứ làm, có anh em ủng hộ. Ngày mai thế nào đây? À quên! Chuyện hôm nay thế nào đây?
- Tối qua đã phân công, phân nhiệm cả rồi anh, đoàn San Jose đến sau tự động bổ sung vào các toán. Vậy thôi. Mình chơi trận này nhưng đã chuẩn bị tiếp một chiến dịch nặng ký hơn nhiều.
Trao đổi với anh em xong tôi đưa Hải đi gởi xe về đã hơn 4 giờ sáng . Cố chợp đi một giấc ngắn.
Tỉnh dậy lúc 6 giờ sáng 11. Thời tiết xấu hẳn, nhiệt độ xuống thấp đột ngột. Nếu không xem dự báo thời tiết chắc tôi không tin biên độ hai ngày cách nhau dữ vậy. Tối hôm qua còn ngồi ngoài trời uống bia. Sáng nay đã thấy lạnh buốt xương. Trời u ám, mây xám xịt, vài hạt mưa sa thật giống Ðà lạt. Chợt nhớ Ông Ðức, bố nuôi của tôi ở bên Virginia. Lần này quá bận, không thăm ông được. Ðâu ngờ bố Ðức là người nhà của bà Hạnh Hoa (Atlanta Việt Báo)
Lại nữa một người bạn H.O ái mộ công việc của chúng tôi nên đi cùng với Vượng từ Nebraska xuống đây nhập đoàn là học trò của anh Bùi Dương Chi. Quả thật “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”.
Phụ tá luật sư Jessica, Rose Hồng, LS John Mattes và Toán BK biểu tình tại Bức Tường Đen.
Rời bỏ những ý nghĩ vụn, tôi trở lại với công việc đôn đốc mọi người chuẩn bị.
Anh em nghiêm chỉnh sắp xếp đội ngũ trước khách sạn. Những chiến binh bất hủ này khi đã thông suốt thì tất cả mọi công việc đều được làm một cách nhanh chóng. Tôi vội vã cùng một số anh em vội đi lấy xe.
Ðúng 7 giờ sáng, tuần tự các toán được đưa vào mục tiêu ấn định. Quách Nhung, Tùng, Ngô Phong Hải cùng với tôi đảm nhiệm hai phần ba tuyến trên hành lang từ Ðông sang Tây.
Thùy đảm nhiệm toán xa nhất lên đường trước đưa quân vào Ðài Kỷ Niệm Iwo - Jima.
Tám Móc -một người anh kết nghĩa của tôi dẫn một toán qua cầu, vượt sông Potomac chận lối vào Nghĩa Trang Arlington.
Tùng đưa một toán án ngữ trước Tòa Bạch Ốc. Tôi và Quách Nhung cùng xuất phát. Nhung đảm nhiệm mục tiêu Cực Ðông là Tối Cao Pháp Viện, ở lại cùng toán.
Tôi thả một toán tại Quốc Hội xong, quay trở lại cùng với Hải đưa hai toán cuối cùng xuống đài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam.
Ðến nơi, tất cả mọi đường vào đều bị chặn, hai xe nối đuôi nhau chạy quanh khu vực tìm lối vào. Tôi gặp một đường rẽ ngang có bảng cấm nhưng quan sát thấy vắng police nên cho xe lao vào bấm đèn “emergency” đổ quân tức khắc.
Hải bám theo sau, thấy bảng cấm, khựng lại, do dự rồi cho xe chạy thẳng. Kết quả toán thứ hai tại đây phải mất hơn hai mươi phút sau mới đổ quân, đi bộ băng qua Ðài Kỷ Niệm Lincoln vào mục tiêu.
Nhiệm vụ đưa các toán vào mục tiêu đã xong, một mình một xe, tôi chạy kiểm tra toàn bộ các nơi. Xe vào Nghĩa trang Arlington đã thấy biểu ngữ trương lên và anh em đang phát truyền đơn cho khách bộ hành. Cho xe xuống Ðài Kỷ Niệm Iwo - Jima thấy tình hình cũng đã ổn định.
Lối ra khỏi đài kỷ niệm dẫn tới parking của Ngũ Giác Ðài. Mất phương hướng! Tôi lái chạy xuyên parking mênh mông này tìm lối ra, bất kể ngược đường. Tuyến đường vào thủ đô ở trên đầu, tôi chạy song song phía dưới. Mất đến 10 phút mới nhập được vào đường 395. May mắn chẳng có ông police nào hỏi giấy tờ. (Sau này tôi mới biết Thùy cũng bị tình trạng như vậy ngay lúc đổ quân.)
Trên đường trở lại khách sạn các chốt “police” đang hướng dẫn xe cộ lưu thông trên đường được chỉ định. Tôi lại phải đi vào một số khu vực la,ỳ ngoài tuyến ấn định. Nhờ đã thông thuộc phần nào do năm 1998 đã đưa gia đình lên đây du lịch đồng thời điều nghiên đường xá, địa hình nên tôi về tới khách sạn khoảng 9 giờ 15.
Giờ này John Mattes đã copy in thêm cả chục ngàn truyền đơn tiếp tế cho các toán. Khách sạn không còn ai. Tôi vội quay xe ra Quốc Hội chuẩn bị thu quân để đưa về Bức Tường Việt Nam. Tới nơi thấy toán ở Tối Cao Pháp Viện đã về hợp quân với toán ở tại Quốc Hội.
Nhung cho tôi biết tình hình tốt, nhân viên an ninh không làm khó dễ nên khi phát hết truyền đơn xong kéo quân về đây chờ tôi. Tăng cường truyền đơn cho các toán xong tôi cũng ở lại đây để chuẩn bị đưa anh em về Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam.
Nhiệt độ xuống thật thấp, một số anh em bị nhiễm lạnh, bác Chấp chịu hết nổi. Tôi phải đưa bác về khách sạn mặc thêm áo ấm và lấy quần áo cho anh em. Tình hình tại khu vực Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam cũng không khác. Tùng đến đưa một số người về lấy thêm quần áo . Vợ tôi cũng có mặt trong nhóm. Cô đưa cho tôi thêm chiếc áo len để mặc vào trong nhưng tôi nói khỏi cần vì còn chịu được em cứ đưa cho anh em khác mượn. Dầu sao tôi cũng phải đứng vững cho tới khi chiến dịch kết thúc. Nếu tôi tìm sự thuận lợi cho riêng mình để thoải mái hơn anh em thì sẽ tạo ra ấn tượng không tốt.
Phụ tá luật sư Jessica, LS John Mattes và Toán BK Seatle , Iowa, Orange County biểu tình tại Bức Tường Đen.
Trong khách sạn lúc này có toán án ngữ trước Tòa Bạch Ốc vừa rút về đang đợi xe chuyển quân. Tòan thể số truyền đơn đã được phân phát hết sạch.
Trở lại khu vực Quốc Hội ở lại thêm ít phút tôi và Nhung rút hết anh em về khách sạn để một số anh em có thể ăn uống thêm nhưng tất cả đều nói không cần thiết mà muốn tới ngay khu vực Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam.
Tình hình đường xá lúc này đã nghẽn đặc xe cộ. Hai xe bám sát nhau chạy trước. Xe của Hải chờ chở anh em còn lại đi sau.
Rẽ vào con đường dẫn tới lễ đài đã hơn 10 giờ. Tôi quay đầu xe bấm đèn “emergency” đậu ngay bảng “Do not enter” đổ quân.
Police đứng đông nghẹt phía trước. Anh em vừa xuống hết bỗng mấy chiếc mô tô hộ tống chớp đèn chạy vụt ra hướng về Nghĩa trang Arlington.
Số police đứng gác vừa quay sang sắp xếp tư thế. Tôi cho xe vượt bảng cấm vào luôn bên trong khoảng đường sau hàng rào cản. Ðóng vai trò như không biết đường tôi chạy tới mấy thầy “phú lít” hỏi chỗ đậu xe ở đâu.
Tôi nói : “Chúng tôi là khách của ban tổ chức từ xa về”. Thấy bộ đồ trận và phù hiệu “Green Beret” mấy ông “polices” chỉ chỗ đậu xe ở trong một lớp rào cản nữa mà lối ra cũng chỉ vừa đủ cho một chiếc xe chạy qua cũng để bảng “Do not enter”. Ðược thể tôi lái xe ngược đường vô luôn bên trong, Nhung cứ thế bám sát. Chúng tôi đậu xe bên lề đường đối diện với Ðài Kỷ Niệm Lincoln rồi đàng hoàng đi vào khu vực cổng chính Ðài kỷ niệm Chiến Tranh Việt Nam..
Mật độ người trong khu vực này đã rất cao. Anh em các toán gần như đủ mặt rải hết mấy ngả đường vào khu vực hành lễ. Bộ phận bên Nghĩa Trang Arlington sắp sửa rút về vì đoàn xe của tổng thống Clinton đã đi qua lúc chúng tôi vừa đổ quân xong.
Tất cả những cựu chiến binh và gia đình về thăm Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam đều dừng bước thăm hỏi và bày tỏ lời tri ân đoàn quân Biệt Kích. Nhiều người đã rơi nước mắt khi đọc những tờ truyền đơn. Tất cả, tất cả những người đã đi qua cuộc chiến đều hứa hẹn sẽ ủng hộ yêu cầu chính đáng của lực lượng Biệt Kích.
Tôi quay qua hỏi John:
- “ Theo lượng định của ông cuộc biểu tình này có tác dụng tốt chứ?”
- “ Hoàn hảo! Chúng ta sẽ thắng. Sự ủng hộ của các cựu chiến binh rất là mạnh mẽ. Họ sẽ điều chỉnh những ý nghĩ thiển cận, sai lầm của Ngũ Giác Ðài. Anh chuẩn bị mọi việc cho xong. Phóng viên của AP và CBS sắp tới phỏng vấn anh đấy.”
Tôi vội vã đi vào chỗ nhận vị trí trong đoàn đặt vòng hoa. Theo thứ tự ghi danh The Lost Army Commandos (Vietnamese Commandos Group) đứng thứ 27 trong mấy chục đoàn.
Nhận vị trí xong, vừa lúc nữ phóng viên Melissa của AP tới. John giới thiệu tôi với Melissa, sau mấy câu xã giao. Melisa nói:
- “ Tôi biết về anh khá nhiều nhưng đây mới là lần đầu tiên chính thức phỏng vấn anh. Xin lỗi ! Anh học Anh văn ở đâu ? Tại Hoa Kỳ?”
-” Tại Việt Nam, thời kỳ học Trung Học. Thuở bé tôi học Pháp Văn. Từ ngày định cư tại Hoa Kỳ tôi chưa có thời gian theo học một trường lớp nào”
-Hay lắm! Anh cho tôi biết qua về nhiệm vụ trước đây của các anh? Tất cả chúng tôi có mặt tại đây là thành viên của OPLAN 34A và OPLAN 35. Ðây là lực lượng thi hành những “mission imposible” tại hậu tuyến CS trong thời kỳ Vietnam War.
- Ai là người tuyển mộ, huấn luyện, điều động các anh vào thời gian đó?
- Hoa Kỳ chính thức tuyển mộ, huấn luyện, trả lương và điều động chúng tôi trong những công tác diệt Cộng để bảo vệ thế giới tự do.
- Năm 1996 anh là người ra điều trần trước Quốc Hội. Ðến nay vấn đề bồi thường theo đạo luật đó đã được thực hiện đến đâu?
- Qua nhiều lần trì hoãn. Tôi và một số anh em lãnh trước trong đợt chi trả tiền bồi hoàn danh dự đầu tiên vào cuối năm 1997. Sau đó việc chi trả bị hoãn lại do Ngũ Giác Ðài cố tình gây khó khăn. Tôi - trong tư thế đại diện của lực lượng - đã tham gia nhiều phiên tòa về vấn đề này nhưng mãi cho đến cuối tháng vừa rồi số người còn lại mới nhận được ngân phiếu bồi hoàn. Một số đồng đội của chúng tôi đã chết trước khi nhận được món tiền danh dự đó. Chúng tôi thật sự phẫn nộ về thái độ của Pentagon.
- Anh không hài lòng về tiền bồi hoàn.
- Tôi chưa hề bàn về chuyện tiền bạc. Trong ngày điều trần 19 - 6 - 1996, tôi chỉ đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ phải công nhận, vinh danh sự hy sinh và đóng góp của lực lượng chúng tôi trong việc giải trừ tai họa Cộng Sản cho toàn thế giới, tôi đã nói rõ tại đó “Vấn đề không phải là tiền, không có đồng tiền nào có thể trả giá được cho cuộc đời của chúng tôi.” Chúng tôi chỉ cần một chính sách công bằng.
- Ðó là chính sách Cựu Chiến Binh. Anh có thể cho tôi biết hiện nay có bao nhiêu Biệt Kích đang sống tại Hoa Kỳ?
- Theo con số chính thức bị CS giam giữ là gần 500 nhưng đến nay chúng tôi chỉ còn khoảng hơn 160 người sống sót đang ở Hoa Kỳ.
-Số người về đây tham gia biểu tình là bao nhiêu?
- Hơn 80, số còn lại không kịp chuẩn bị.
- Anh có tin sẽ đạt được thắng lợi không?
- Kết quả có thể thấy được ngay tại đây. Trong lúc tôi với bà nói chuyện hàng trăm cựu chiến binh đã dừng lại bày tỏ sự ưu ái và ngưỡng mộ với lực lượng chúng tôi. Có những người đã rơi lệ. Chính họ và những người Mỹ có lương tri sẽ chiến thắng. Chúng tôi tin họ sẽ yêu cầu xóa đi vết nhơ này trong lịch sử cuộc chiến tại Việt Nam.
- Tình hình sức khỏe của ông hiện nay ra sao?
-Tôi là người trẻ nhất trong lực lượng (52 tuổi) nên mặc dù bị đày đọa nhiều nhất nhưng tôi vẫn còn tạm coi như khỏe mạnh. Ðiều đáng tiếc là tôi đến Mỹ quá muộn, không còn cơ hội để khôi phục lại những gì đã mất.
- Cảm ơn ông. Chúc ông may mắn.
- Cảm ơn sự giúp đỡ của bà.
- Sau đó bà Melissa qua sự thông dịch của Rose hỏi Nông Hính, Tống Thái và Ðèo Bạch về vấn đề bệnh tật v.v.
- Tôi quay đi tìm hai chị quả phụ: Chị Ðông và chi Tranh nhưng không thấy. Anh em mê mải với việc phát truyền đơn và chào hỏi khách vào ra nên cũng không để y.Ô Thật cũng tại tôi nhiều việc quá nên quên khuấy, không dặn dò trước.
Tôi trở lại làm việc với anh em rồi nói chuyện với John và Jessica khoảng 10 phút sau thì đoàn truyền hình của CBS vào tới.
Trong lúc cameraman đi thu hình các biểu ngữ và hoạt động của anh em, tôi và John đứng nói chuyện với cô phóng viên để chuẩn bị. Người phóng viên hỏi tôi một số vấn đề mà tôi biết cô ta qua mấy câu hỏi này sẽ quyết định cần phải làm việc như thế nào.
- Ông Hà đến Hoa Kỳ bao lâu rồi?
- Mới vừa 5 năm.
- Ông đã lập gia đình chưa
-Tôi đến Hoa Kỳ cùng vợ và ba con, một trai hai gái.
- Hiện nay anh đang làm gì?
- Tôi làm chủ một tờ báo Việt Ngữ tại vùng Atlanta, Georgia.
Chúng tôi tiếp tục trao đổi vài câu chuyện có liên quan đến lực lượng chúng tôi để chờ bộ phận thâu ngoại cảnh quay trở lại.
- Anh nghĩ sao khi Bộ Quốc Phòng từ chối không giải quyết cho các anh được hưởng chính sách cụu chiến binh.
Tôi mỉm cười:
- Những thư lại hành chánh chỉ quen nghề cạo giấy chưa từng biết thế nào là nỗi hiểm nguy ở hậu tuyến của kẻ thù chắc chắn khó thông cảm chúng tôi. Nhưng thái độ của họ thật tồi tệ vì trong section 536 Quốc Hội đã ghi rõ: Subtitle E–Administration of Agencies Responsible for Review and Correction of Military Records .
Nói chuyện đến đây, nhóm cameraman quay trở lại nói chúng tôi chuẩn bị vào phỏng vấn chính thức.
Tôi bước sang đứng quay lưng về phía hai khẩu hiệu, anh em vẫn tiếp tục phát truyền đơn. Tôi kiểm soát lại tư thế
Sau vài lời giới thiệu với khán giả của đài, ống kính và micro chuyển qua hướng tôi đứng.
- Ông cho biết danh tánh?
- Tôi là Hà Văn Sơn, một cựu biệt kích cảm tử Việt Nam trong OPLAN 35, bị Cộng Sản giam giữ 21 năm tại Bắc Việt. Tôi đến Hoa Kỳ năm 1994 hiện nay đang cư ngụ tại Georgia.
- Ông là Ðại Diện của The Lost Army Commandos.
-Ðúng vậy.
-Ông có thể cho tôi biết lý do của cuộc biểu tình.
-Như quý vị đã biết, chúng tôi được Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ thừa nhận công lao và bồi hoàn danh dự sau cuộc điều trần ngày 19 - 6 - 1996. Qua sự công nhận và bồi hoàn, chúng tôi thấy điều phù hợp nhất với Công Lý là cần phải giải quyết chính sách cựu chiến binh cho những người bị tù tội quá lâu vì đã chiến đấu Diệt Cộng trước đây. Nhưng mặc dù trong văn bản của Quốc Hội có đề cập đến vấn đề điều chỉnh hồ sơ . Bộ Quốc Phòng đã viện dẫn lý do thời gian tù tội của chúng tôi không được tính là”active duty”. Ðiều này thật vô lý, Thượng Nghị Sĩ John Mac Cain và Ông Ðại Sứ Hoa Kỳ taị Việt Nam hiện nay là ông Peter Peterson có thể nói rõ thế nào là “active duty”. Vì năm 1973, họ “Trở về trong Danh Dự” trong khi chúng tôi tiếp tục bị bỏ rơi và hứng chịu bao đau khổ.
Hiện nay, hậu quả của những chấn thương về thể xác và tinh thần cũng như tuổi tác và bệnh tật khiến chúng tôi không có cơ hội để khôi phục lại một đời sống bình thường.
Vậy thì Công Lý ở đâu và Nhân Quyền ở chỗ nào? Trong trường hợp của chúng tôi.
-Bao nhiêu người Biệt Kích có mặt trong cuộc biểu tình này.
-Hơn 80, từ các bang trên toàn Hoa Kỳ về tham dự.
-Cảm ơn ông, chúc các ông gặp nhiều may mắn.
Tiếp theo, người phóng viên quay sang phỏng vấn số anh em khác.
Tôi vội vàng trở lại để nối vào doàn những người đi đặt vòng hoa. Quách Nhung từ đâu bỗng xuất hiện, tôi gọi Nhung cùng đi:
-” Vô đây mang vòng hoa vào lễ đài với mình. Anh em sẽ vào sau.”
Chúng tôi được ban nghi lễ dẫn đường vào khu đặt vòng hoa tưởng niệm. Nhiệt độ lúc này xuống quá thấp, lạnh tê tái.
Vào đến gần khán đài chúng tôi được hướng dẫn ngồi vào hàng ghế danh dự bên phải để chờ giờ hành lễ. Nhìn sang phía trái khán đài thấy khoảng mấy chục ghế trống, tôi nói với Nhung:
- Chắc đó là hàng ghế của anh em mình Nhung ạ.
Quanh khu vực lễ đài người người chen chúc. Chúng tôi nóng ruột ngồi chờ. Gần đến giờ hành lễ nhưng chưa thấy đoàn anh em đâu. Bỗng rừng người tách ra. Ðoàn nghi lễ bốn người rẽ lối đưa một đoàn người diễn hành vào khán đài. Tôi và Nhung nhìn đoàn Biệt Kích trương Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ song song với hơn chục biểu ngữ tiến vào lễ đài giữa biển người đang vỗ tay, cổ vũ nồng nhiệt.
Tiếng giới thiệu vang vang trên loa phóng thanh:“ The Lost Army Commandos.....”
Tôi và Nhung nhìn nhau xúc động. Mấy cựu chiến binh Hoa Kỳ bên cạnh quay sang bắt tay và chúc cho chúng tôi may mắn.
Sự cổ vũ kéo dài tới khi đoàn anh em chúng tôi vào đến hàng ghế danh dự. Nhiều cựu chiến binh trong khu này đã đứng lên nhường ghế cho anh em Biệt Kích vì đoàn của chúng tôi đông hơn dự kiến.
Buổi lễ kéo dài đến gần hai giờ mới kết thúc. Trên đường ra khỏi khu vực hành lễ số truyền đơn còn lại được phân phát hết. Nhiều cựu chiến binh và gia đình chận chúng tôi lại hỏi han, chụp hình kỷ niệm. Họ hứa hẹn sẽ giúp chúng tôi trong yêu cầu chính đáng, đòi hỏi hợp lý này.
Qúa nhiều cảnh xúc động và rất vui vẻ thắm đượm tình người nếu ghi lại không biết mấy trang giấy cho đủ. Chúng tôi rời khu vực Ðài kỷ niệm nhưng lòng vẫn còn lưu luyến.
Chuyển mấy chuyến xe đưa anh em trở về nơi xuất phát. Quay lại lần chót đón những người sau cùng về đến khách sạn đã thấy Tám Móc đứng đợi ở cửa. Tôi xuống xe , Tám Móc nói :
-” Luật sư đang chờ cậu trong phòng họp, ông ta sẽ về ngay sau khi kết thúc.”.
Tôi vội vã đi vào phòng. Anh em đang ngồi chuyện vãn với John.
Buổi họp khởi đi với bầu không khí lạc quan, hào hứng. John cam kết với anh em sẽ đứng sau lưng Ban Ðại Diện của Biệt Kích để yểm trợ mọi thủ tục pháp lý cho tới chiến thắng sau cùng.
Trước khi chia tay, tôi nói vài lời cảm ơn John và khẳng định quyết tâm đưa cuộc đấu tranh đi tới thắng lợi.
Thành công, thắng lợi chỉ có được khi lòng chúng ta quyết thắng.
John chia tay chúng tôi sau đó. Buổi chiều cuối cùng ở Washington D.C là buổi hàn huyên chính thức. Những người anh em đồng đội cũ gặp nhau có vô vàn chuyện để trao đổi.
Tối hôm đó, quán Harry's đầy nghẹt Biệt Kích. Uống để chia tay. Hẹn ngày gặp lại. Ai cũng vững tin vào thắng lợi sau cùng.
Ðó là chuyện phải đến. Chắc chắn phải đến phải không các bạn.
Người ta hay nói đến Công Lý và Bình Ðẳng. Nhưng làm gì có Công Lý và Bình Ðẳng nếu không biết đoàn kết đứng dậy để đấu tranh.
Kim Âu
tài liệu[justify][img][/img]
Lời người viết: OPLAN 34A và OPLAN 35 là tên của hai kế hoạch diệt Cộng của MACVSOG. Những thành viên của hai kế hoạch này còn sống sót cho đến ngày hôm nay là những người được chính phủ Hoa Kỳ bồi thường Danh Dự và truy tặng danh hiệu Anh Hùng sau khi Hà văn Sơn ra điều trần trước Uỷ Ban Tình Thượng Viện Quốc Hội Hoa Kỳ vào ngày 19-6 năm 1996.. Tuy nhiên sự bất bình đẳng giữa con người với con người chưa cho phép những người chiến sĩ dừng lại. Cuộc đấu tranh thứ hai đã khởi động đúng ngày Cựu Chiến Binh 11 - 11 - 1999 tại Washington D.C.
Là người thảo kế hoạch và tổ chức cuộc hội quân lần thứ nhất, được sự tín nhiệm và thương mến của toàn thể anh em trong lực lượng giao cho vai trò Ðại Diện Chính Thức để lãnh đạo cuộc đấu tranh người viết tự thấy bài ký nên có một cái tên như một kế hoạch bởi vì thực sự đây cũng là một kế hoạch Ðòi Hỏi Công Lý. Chỉ vì một thiểu số thuộc thành phần bất hảo trong nội bộ không nhận thức được giá trị của bản thân đã trở mặt quỵt cả luật sư phí nên công việc chung dở dang.
Thành phần phản phúc đó sau này còn bịa đặt, vu chụp trắng trợn bản thân chúng tôi nhưng vì lòng nhân đạo chúng tôi không nỡ gây đau khổ cho gia đình chúng trong khi tất cả tài liệu chúng tôi đều giữ trong tay. Mười năm là giới hạn thủ tín với đồng đội. Ngày hôm nay những videos này xác định với công luận. Ai là người đã làm nên Lịch Sử cho Biệt Kích Cảm Tử Việt Nam? Ai là người đứng đầu dẫn dắt, soạn thảo kế hoạch và tổ chức thực hiện những công tác của Những Người Lính Một Thời Bị Lãng Quên. Mời quý vị tìm câu trả lời trong bài viết và các tài liệu videos được trình bày trong bài này.
KIM ÂU HÀ VĂN SƠN
Ðoàn xe van ba chiếc khởi hành đúng năm giờ sáng ngày mùng 9/11/1999. Ước tính chúng tôi sẽ có mặt tại Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn vào khoảng 4 giờ chiều để đón các đoàn khác đến sau.
Kim Âu Hà văn Sơn và một bộ phận Gia đình BK Atlanta
Theo những thông tin cuối cùng, đoàn Houston - Texas gồm 4 người đã đi từ sớm Chủ Nhật. Ðoàn 3 người ở Florida là nhóm Biệt Kích thứ hai đến thủ đô Hoa Thịnh Ðốn.
Ba chiếc xe của chúng tôi lầm lũi trong đêm chạy về phương Bắc. Trời tối đen như mực. Chạy quá Greenville mới thấy vừng đông ló dạng. Vừa lái xe, vừa kiểm lại công việc chuẩn bị xem có thiếu sót gì không. Thấy mọi việc đã hoàn chỉnh, tôi mới an tâm chuyện trò với hai ngừơi bạn từ Nam Cali bay sang nhập đoàn hồi khuya.
Mấy năm trước, lúc sang Nam Cali tham dự buổi Ðại Hội của nhóm Nguyễn Hữu Chánh với tư cách quan sát viên của Cộng Ðồng VN toàn HK, vì bận nhiều chuyện, thời gian hạn hẹp nên không gặp được Hoàng Chương nay mới thấy mặt. Chương và một số anh em cùng trang lứa với tôi thuộc Oplan 35 - trẻ nhất lực lượng - nói là trẻ nhưng đều đã quá “ngũ thập”. Tinh thần thấy vẫn như xưa nhưng sắc diện thì đã có nhiều thay đổi. Người thứ hai là Nguyễn Tiền Ðạo - đây là người đầu bếp cuối cùng của tôi tại trại Thanh Phong - đã gặp lại nhau trong lần sang Cali vừa nói.
Trung tá Red Davis, Luật sư John Mattes và Kim Âu Hà văn Sơn trong phòng họp
Vui chuyện, Tiền Ðạo và Hoàng Chương nhắc lại việc mưu sinh trong trại.
Ôi ! Một thời gian khổ. Nhường cơm xẻ áo, hạt gạo chia tư. Ðâu lưng để sống còn bởi cuộc sống trong tù ngục chính là một chiến trường nghiệt ngã nhất do đói rét trường kỳ, bệnh tật đe dọa.
Tiếng chuyện trò râm ran, anh Kiên và anh Sám kể lại cho mấy anh em nghe chuyện về chuyến đi Miami và những vinh dự mà họ đã được nhận. Ðường xa ngắn lại....
Ði hết hai phần ba lộ trình, rẽ vào exit để đổ xăng. Mải nhìn xem hai xe sau có theo vào không, suýt nữa xe của tôi lái húc vào một xe police chạy ngang qua trước mặt. Tôi ngừng xe, xuống nói chuyện với mấy anh em ở hai xe sau thì ngài phú lít quay lại hỏi bằng lái.
Trung tá Red Davis, Luật sư John Mattes và đoàn Gia Đình BK Seatle trong phòng họp
Sau khi hỏi tên tôi và nhìn thấy toàn anh em đều đội Green Beret, ông ta cười nói rằng: “ Anh lái cẩn thận chút kẻo gây tai nạn. Xe police mà anh còn không biết. Các anh đi dự ngày Cựu Chiến Binh phải không?”
Khi vòng xe trở lại, ông ta còn bấm còi chào. Sau đó, tôi trao tay lái lại cho hiền nội vì còn phải giữ sức cho công việc sắp tới...
Gần 4 giờ chiều. Trời rực nắng, đoàn xe ba chiếc của chúng tôi nối đuôi nhau vào đến cửa ngõ thủ đô.
Tôi hướng dẫn nhà tôi theo đường US 1 thẳng vào đường số 14th rẽ qua đại lộ Pensylvania gặp đường 11th.
Khách sạn Harrington nằm ngay góc đường 11th và đường E. Dẫn hướng bằng internet quả có tiện dụng.
BK Đèo văn Tuyển, Trung tá Red Davis, BK Phạm Quang Tiệu và BK Nguyễn Tiền Đạo (Orange County).
Ba chiếc xe đậu tạm vào parking trước cửa, tôi vào lấy phòng rồi nói anh em chuyển hành lý lên chỗ ngủ vừa lúc hai nhóm đến trước nghe động xuống tới nơi. Tiếng chào hỏi ồn ào, náo nhiệt. Tôi phải nhắc đến mấy lần anh em mới chịu mang hành lý lên phòng.
Lúc này, nhóm Florida và nhóm Houston mới biết là cả hai đến khách sạn một đêm trước nhưng khi đoàn chúng tôi tới, họ mới ra khỏi phòng.
Tôi quay lại nhắc Nhung gọi cho con anh Thọ tới để nhờ các cháụ đi mua hộ chỗ cán cờ, cán biểu ngữ và bó hoa tặng cho Trung Tá Davis đi cùng đoàn Seatle. Ðồng thời đặt luôn vòng hoa cho lễ tưởng niệm tại Vietnam Memorial Wall.
Nhung và anh Thượng hỏi:
: “Liệu tụi mình có thể ra phi trường đón nhóm Seatle không?”
- Ðường đi thì biết nhưng thử hỏi lúc này anh em đã đông. Mọi bất trắc xảy ra chỉ có vài người đối phó, mình mà đi lỡ có gì ai lo liệu. Anh em không trách mình đâu. Tặng hoa tại đây cũng được có gì mà câu nệ.
Mấy người cũng biểu đồng tình vì đường ra phi trường BWI gần tới 40 miles...
Toán BK biểu tình tại Bức Tường Đen
Khoảng gần 6 giờ, nhóm Biệt Kích từ Iowa được “shuttle” đổ xuống trước khách sạn.
Lại một trận ồn ào, cảm động đến rưng rưng nước mắt. Tôi lùi vào một góc để nhìn cảnh biểu lộ tình cảm của những người đồng đội lâu năm gặp lại. Tràn ngập những xúc động thân thương đến nghẹn ngào. Từ trong cùng tận lòng mình, tôi hiểu rõ những người đồng đội này chính là một phần đời của tôi. Nếu vì một lý do nào đó, bộ nhớ về họ biến mất khỏi não bộ có nghĩa rằng tôi sẽ chẳng bao giờ còn là tôi của ngày hôm nay. Cuộc sống có khi làm cho mình không hài lòng, mãn ý với một vài cá nhân. Nhưng giận rồi lại thương và không thể nào gạt bỏ kỷ niệm buồn vui, cay đắng của những năm tháng lưu đày.
Từng nhóm chụm đầu tranh nhau nói cười tở mở. Rồi có tiếng hỏi :“Hà Sơn đâu?”.
Có tiếng đáp :“Sơn mới ở đây mà”.
Tôi bước ra khỏi góc vắng. Mấy anh em ùa tới:
- “Tụi tôi nhớ chú quá, bao lâu nay chỉ nghe tiếng nói qua điện thoại. Sao mấy đứa rồi, bà xã có đi theo không?”
Tôi trả lời các câu hỏi và cảm ơn tất cả anh em đã tới để tham gia cuộc đấu tranh này. Anh Thời khẳng định với tôi nếu có yêu cầu đấu tranh toàn bộ Biệt Kích ở Iowa sẽ cùng có mặt với đồng đội.
Tôi cùng anh em kéo nhau lên phòng sắp xếp chỗ ở xong xuôi tất cả cùng qua tiệm ăn bên cạnh khách sạn dùng chung bữa tối.
Ăn uống kiểu Hoa Kỳ thật mất hứng. Tôi và Nhung lấy hơn 40 suất ăn. Quán đang không có khách, đoàn Biệt Kích tràn vô đầu bếp làm không kịp. Trong lúc ngồi đợi, chuyện trò rôm rả. Bỗng Hoàng Ðệ đến kéo tôi ra riêng, nói nhỏ:
-” Lâu quá mới gặp lại anh em, Sơn cho mình trả tiền bữa ăn này được không?”
Hiểu lòng bạn, tôi vỗ tay để tạo sự chú ý rồi nói luôn :
-” Báo cho anh em biết, bữa ăn này Hoàng Ðệ đề nghị được trả tiền đó. Có ai phản đối không”
Lại một chuỗi bông đùa vui vẻ. Sau khi Nhung nói vài lời giáo đầu, Hoàng Ðệ lên giãi bày tâm sự. Những con người này gan góc, dũng cảm đến nỗi kẻ thù cũng phải kính trọng nhưng đối với anh em đồng đội họ rất mềm yếu.
Sau bữa ăn, tôi yêu cầu anh em nên về phòng nghỉ ngơi, từng nhóm tâm sự với nhau. Phần tôi và một số anh em khác túc trực dưới phòng đợi để đón đoàn ở Seatle đến.
Có một lúc tôi trở lên phòng xem anh em ngủ hay thức, thấy phòng nào cũng hé cửa, mở ra trống trơn. Hóa ra mấy chục người dồn vào ba phòng ngồi hàn huyên.
Tôi kêu ầm lên: “Anh em cố gắng ngủ giữ sức. Công việc không phải nhẹ đâu. Ngày 11 trời trở lạnh đấy”
Toán BK biểu tình tại Quốc Hội
Trở xuống phòng đợi, ngồi lâu nóng ruột. Chúng tôi kéo nhau qua quán ngồi uống bia, tán gẫu.
Quán Harry's chẳng khác gì mấy quán nhậu Sài Gòn. Nửa trong nhà, nửa dọn ngoài hè phố. Gặp đêm trời nóng như đêm nay. Ngồi ngoài trời thấy thoáng và dễ chịu.Thực khách ngoài vài nhóm “teen” còn lại xem ra toàn những bạn tình có vẻ trí thức. Họ biết chúng tôi về đây để tham dự ngày Veterans Day nên ai cũng biểu lộ thiện cảm.Người hầu bàn hỏi tôi muốn uống bia gì ? “Local” hay chai. Tôi ngạc nhiên tò mò gọi thử mấy “pitches”. Té ra ở D.C cũng có loại bia giống như bia hơi nhưng hương vị đậm đà hơn ở Sài Gòn, xem ra mùi vị không kém gì bia Ðức.Lai rai đến quá nửa đêm thì nhóm Seatle đến nơi. Bó hoa được tặng cho Trung Tá Davis. Trao đổi ít câu tôi đưa Tám Móc và Thùy đi gởi xe. Trên đường cuốc bộ trở lại khách sạn, tôi nói qua tình hình. Thùy hỏi sao không ra đón tại phi trường. Tôi nói lý do không người thay thế và báo cho Tám Móc biết là có Tiền Ðạo cũng qua đây cùng với đoàn Atlanta. Bộ ba chúng tôi sống chung với nhau trong suốt thời gian cuối cùng ở Thanh Phong.
Đoàn Gia Đình BK Seatle
Tám Móc hỏi tôi có dự kiến trước những bất trắc gì không? Tôi nói tất cả mọi việc tôi đã tiên liệu sắp đặt trước và chuẩn bị sẵn cả nên không có gì cần phải quan ngại. Ðây là kế hoạch tối ưu. Sáng mai đoàn ở Nam Cali sang tới chúng ta họp vào lúc 11 giờ, tôi sẽ thuyết trình, đến tối phân chia công tác.
Luật sư sẽ có mặt tại khách sạn tối mai cùng họp với anh em trước giờ vào trận.
Tôi cùng với Thùy và Tám Móc bàn bạc tới gần sáng mới đi nằm cho lại sức...
Khoảng hơn bảy giờ sáng ngày 10, đoàn Nam Cali tới khách sạn. Hỏi qua tình hình sức khỏe anh em xong tôi báo đúng 11 giờ sẽ khởi đầu cuộc họp.
Vừa dứt lời, nhân viên khách sạn báo cho tôi biết có điện thoại. Cầm phone lên thấy phía bên kia hỏi người đứng đầu nhóm Biệt Kích. Tôi hỏi tên; bên kia đầu giây tự xưng là Việt ở Bộ Quốc Phòng cần gặp anh Hính. Tôi xưng tên và bảo rằng Bộ Quốc Phòng cần gì cứ tới gặp tôi nhưng bên kia cứ nằng nặc đòi gặp Hính. Tôi biết chắc đây chỉ là một trò mạo danh nhưng cũng gọi Hính đưa điện thoại cho anh ta nói chuyện và báo cho anh em biết tình hình.
Một làn sóng nghi ngại lan ra trong nội bộ. Anh em đặt vấn đề tại sao Bộ Quốc Phòng biết chúng ta ở đây?
Mọi người đều khó chịu vì cách làm việc hớ hênh của Hính. Phần tôi không tin cú phone này từ Bộ Quốc Phòng gọi tới. Bởi lẽ cái danh từ riêng “Việt” chỉ là tên một nhân viên thông dịch của Ủy Ban Bồi Thường VCCC và cái Ủy Ban này cũng chẳng có thẩm quyền giải quyết gì thêm cho anh em Biệt Kích ngoài việc xét duyệt và quyết định chi trả theo luật, huống chi cậu Việt.
Vấn đề hiện nay của Biệt Kích đã chuyển sang lãnh vực và bộ phận khác. Tôi không phải là loại người cho phép ai qua mặt mình. Hơn nữa mọi việc tôi làm đã có tiên liệu cả nên không dễ gì lay chuyển.
Toán BK Seatle , Iowa, Orange County dạo phố D.C.
Thêm vào đó cuộc hành quân lần này của chúng tôi nhằm mục đích đánh động dư luận Hoa Kỳ và thế giới qua mặt trận truyền thông nên không cần biết đến phản ứng của Bộ Quốc Phòng.
Quả nhiên sau buổi họp, khi thấy một cậu em quen cũ ở Ðà Lạt đến đón Hính xuống nhà cậu ta chơi, tôi biết mình đoán không sai. Chẳng qua Nông Hính cố tìm cách nâng cao giá trị của anh ta lên. Dầu sao việc này cũng làm một số anh em ít nhiều có dao động.
Tất nhiên chương trình đã vạch sẵn vẫn được tiếp tục. Vài người anh em định cật vấn Hính về chuyện này nhưng tôi không muốn để xảy ra mâu thuẫn trầm trọng trong nội bộ nên gạt đi không cho vào chương trình nghị sự.
***
Cuộc họp được tổ chức đúng 11 giờ. Mở đầu tôi cảm ơn tất cả anh em đã vì lợi ích chung về họp mặt nơi đây để tiến hành bước đấu tranh mới. Tôi tuyên bố nhiệm vụ tổ chức hợp quân đã xong, nay xin trả lại quyền quyết định mọi công việc cho tập thể để trở về làm một thành viên và đề nghị anh em bầu ra người đại diện chính thức trong tinh thần dân chủ để lãnh đạo cuộc đấu tranh.
Tôi cam kết sẽ hỗ trợ người được anh em chính thức bầu ra để hoàn thành thắng lợi cuộc đấu tranh này.
Khi tôi dứt lời, một số anh em lên tiếng phân tích về những điều kiện cần phải có của một người đại diện chính thức. Cuối cùng toàn thể anh em hiện diện căn cứ trên công lao, khả năng và bản lãnh đã bầu tôi vào trách nhiệm đại diện chính thức của lực lượng,
Nhận trách nhiệm xong, tôi yêu cầu mỗi bang và khu vực phải bầu ra một vài đại diện để duy trì thông tin liên lạc tới từng người, tránh tình trạng thiếu thống nhất chỉ huy. Mọi việc hoàn tất nhanh chóng. Sau khi đã ổn định bộ khung chính thức, bước sang phần hai.
Tôi trải ngay bản đồ Washington D. C. xuống bàn, thuyết trình kế hoạch. Anh em quây quần theo dõi một cách chăm chú, nghiêm cẩn.
“OPLAN 20th Century” là cái tên cho kế hoạch tạo sự chú ý của công luận và truyền thông Hoa Kỳ do tôi đặt ra.
Theo kế hoạch, toàn thể lực lượng của chúng tôi sẽ rải quân chiếm lĩnh 7 mục tiêu kéo dài từ Ðông sang Tây của Thủ Ðô Hoa Thịnh Ðốn.
- Mục tiêu thứ nhất: Tối Cao Pháp Viện.
- Mục tiêu thứ hai: Quốc Hội
- Mục tiêu thứ ba: Tòa Bach Ốc.
- Mục tiêu thứ tư: Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến VN
- Mục tiêu thứ năm: Ðài Kỷ Niệm Lincoln.
- Mục tiêu thứ sáu: Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington
- Mục tiêu thứ bảy: Ðài Kỷ Niệm Iwo - Jima.
- Ưu tiên một: tại Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến VN hai toán.
- Thời gian: bắt đầu 8 giờ sáng các toán phải được rải xong.
- Trang bị: Từng toán được trang bị 1 cờ VNCH, 1 cờ HK, 2 biểu ngữ, 2000 truyền đơn.
- Nhiệm vụ: Tạo sự chú ý của công chúng phát hết số truyền đơn tới tận tay khách bộ hành. Giải thích ý nghĩa, nội dung cuộc biểu tình.
- Triệt thoái: Ðúng 10:00am thu hồi các toán tập trung về Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến Việt Nam và tăng cường cho khu vực Nghĩa Trang Arlington. Sau khi Bill Clinton đến hành lễ lúc 10:30 , toàn bộ rút về Bức Tường Việt Nam để cùng diễn hành vào khán đài dự lễ và đặt vòng hoa.
Như vậy yêu cầu về Rộng và Sâu của chiến dịch này đều được đáp ứng đầy đủ do toàn thể các cơ quan đứng đầu của cả ba ngành : Tư Pháp - Lập Pháp - Hành Pháp đều bị tấn công đánh động một lúc cùng với dư luận quần chúng Hoa Kỳ.
Tại mục tiêu trung tâm của chiến dịch là Ðài Tưởng Niệm Cuộc Chiến Việt Nam, chúng ta sẽ cả thắng vì nói một cách hình ảnh: chúng ta đã là con ngựa của thành Troie. Ðoàn chúng ta là khách danh dự của Ban Tổ Chức. Tại đây. Phóng viên của thông tấn xã AP và đài truyền hình CBS sẽ phỏng vấn trực tiếp đại diện của lực lượng.
Thuyết trình xong, không ai đặt vấn đề, quay lại thấy Red Davis giơ ngón tay cái ra dấu tán thưởng. Anh em chúng tôi vui vẻ giải tán và kéo nhau xuống trung tâm Eden sinh hoạt cho khuây khỏa.
***
Washington D.C đối với tôi quá quen thuộc, nhất là vùng Falls Church nhưng có lẽ vì bận tâm với những nhiêu khê của công việc nên mấy lần tôi dẫn đoàn chạy quẩn quanh hơn tiếng đồng hồ mới tới Eden.Khoảng hơn ba giờ chúng tôi trở về khách sạn. Ðột nhiên một số anh em lại đề nghị họp khẩn cấp.Trước hiện tượng bất thường này tôi cũng đồng ý phải giải quyết rốt ráo mọi nghi ngại.
Mọi người đang vui vẻ thì được báo lên phòng hội họp. Sau khi tất cả đã yên vị, một số người lên tiếng đề nghị xem xét lại tình hình nại cớ là cuộc đấu tranh có khả năng bị ngăn chặn vì theo họ, Nông Hính đã tiết lộ sự hiện diện của Biệt Kích tại D.C.
Như vậy trong lúc một bộ phận đi xuống Eden, nhóm ở lại bị dao động tư tưởng cho rằng không đủ nhân sự để hỗ trợ nhau khi cần thiết.
Anh Hôm là người lên tiếng trước và một nhóm nhỏ hỗ trợ ý kiến này nhưng chưa ai đi đến một quyết định nào, chỉ yêu cầu mọi người cùng nhau tìm ra một giải pháp chung.
Nhanh chóng lượng định tình hình, khi thấy mọi người không còn thêm ý kiến, tôi lên tiếng dứt khoát bác bỏ những ý kiến dao động và cương quyết thực thi mọi kế hoạch đã giải trình.
Tôi nói:
- “Chúng ta không đến đây trong tư cách của những khách nhàn du. Chúng ta đến đây vì danh dự của chúng ta, vì danh dự của những người chiến đấu cho Việt Nam và vì danh dự của dân tộc. Chúng ta chiến đấu cho sự bình đẳng giữa con người với con người trong những phẩm giá làm người. Cuộc đấu tranh này không đổ máu, không tổn thất. Nhưng nếu có tổn thất chúng ta cũng sẵn sàng. Tôi thấy không có lý do nào khiến chúng ta thay đổi những mục tiêu ban đầu.Tôi cam kết mọi vấn đề liên can đến pháp lý đã được nghiên cứu kỹ lưỡng. Chúng ta được bảo vệ bởi Tu chính án thứ nhất. Vì thế chúng ta không được quyền nuôi dưỡng tinh thần chủ bại mà phải quyết tâm củng cố ý chí đấu tranh. Thành công và thắng lợi chỉ có được khi lòng chúng ta quyết thắng. Anh em nào thấy tinh thần chao đảo không đủ quyết tâm cứ tự nhiên lui lại”
Kim Âu Hà văn Sơn đang trình bày mục đích và kế họach hành động
Trước sự cương quyết của tôi, số anh em có ý kiến bàn lại vội cải chính không phải họ lui bước nhưng chỉ muốn giảm bớt mục tiêu để tăng thêm hiệu quả.
Tôi không đồng ý vì quân số tham gia vượt trội hơn dự tính. Tiếp, Vượng và đa số lên tiếng hưởng ứng, ủng hộ tôi mạnh mẽ. Cơn sóng gió qua đi, tuyệt đại bộ phận nhận ra vấn đề, xóa tan mọi nghi ngại và kế hoạch hành động được duy trì như kế hoạch cũ....
***
Dù biết rằng thời tiết xấu có thể làm thay đổi thời gian biểu chuyến bay của John nhưng lòng tôi vẫn bồn chồn như có lửa đốt.
Tôi đã lập đi, lập lại với nhiều anh em rằng:
-” John sẽ có mặt tại đây đêm nay dù muộn tới đâu chăng nữa”.
Nhưng chỉ đến khi John lái xe đậu vào parking trước khách sạn tôi mới thấy như cởi tấc lòng.
Anh em đang quây lại bên John nhanh chóng rẽ lối, nhường chỗ cho tôi nói chuyện với John. Sau thủ tục xã giao, tôi hỏi John ngủ ở đâu tối nay. John trả lời là ngay tại đây. Tôi quay lại nói anh em đưa hành lý của John vào. Trong khi làm thủ tục lấy phòng, tôi cho John biết qua tình hình nội bộ, tinh thần của anh em và quân số tham gia.
Tôi kết luận: “Ông đang có trong tay một binh đoàn thiện chiến.”
John nói ngay: “Không phải vậy. Chính anh mới là người lãnh đạo, tôi chỉ là người đứng sau anh để hỗ trợ về pháp lý cho cuộc đấu tranh của các anh mà thôi. Tôi sẽ nói rõ điều này với mọi người. Chúc mừng tình đoàn kết của các anh.”
Sau khi John đã ổn định, chúng tôi kéo nhau lên phòng họp.
Ðoàn Seatle giới thiệu John với Trung Tá Red Davis. Không khí trong phòng họp thật vui. Ánh đèn “flash” chớp lóa liên tục.
John ngỏ lời chào mừng và ca ngợi tinh thần của anh em đã về tham gia cuộc đấu tranh. Rose Lương làm công tác thông dịch thay tôi. Sự có mặt của Rose theo đoàn Nam Cali rất là hữu ích vì qua lời thông dịch của cô anh em đều thấy rõ tất cả những gì John nói ra và những gì tôi đã trình bày trước đó hoàn toàn đồng nhất, qua đó thể hiện chúng tôi đã có sự trao đổi bàn bạc kỹ lưỡng.
Khi Jonh dứt lời đến phần trao đổi và tiếp đến việc phân công, phân nhiệm, chia toán, nhận mục tiêu và hướng dẫn lộ trình cho những anh em đứng đầu các toán nhanh chóng thông qua.
Anh em trở về phòng nghỉ ngơi. John rủ tôi xuống quán uống bia. Tôi gọi thêm Thùy và vài anh em nữa cùng đi. Thùy nói sao không để John ngủ cho khỏe mai còn làm việc.
Tôi cười khì : “John cũng như tụi mình thôi. Lo thấy bà! Làm sao ngủ được trừ phi quá mệt. Ðêm giao thừa mà mày. Uống cho mệt để rồi ngủ được tí nào hay tí ấy.”
Cả nhóm chúng tôi gần chục người trẻ nhất ngồi uống bia với John tới gần hai giờ sáng.
Sau khi mọi người đi ngủ cả, tôi chui vào xe ngồi ngủ gà gật đợi đoàn Bắc Cali...
Ngồi một mình trong cabin, tôi cố thư giãn để tìm một giấc ngủ nhưng hễ mỗi lần có tiếng động là lại chòang dậy. Sau vài lần như vậy, tôi cũng thiếp đi được một khắc. Những âm thanh mơ hồ ở đâu làm tôi tỉnh lại, nhìn về phía cửa vào khách sạn thấy mấy bóng người đứng lố nhố. Tôi biết đây là những người cuối cùng của lực lượng từ San Jose, Cali đã tới.
Hứng chí, tôi bấm còi inh ỏi. Anh em ngỡ ngàng nhìn về chỗ xe tôi đậu. Tôi xuống xe, xem đồng hồ đã quá 3 giờ sáng. Quả nhiên khi ôm lấy anh em hỏi chuyện, họ cho biết lẽ ra đến khoảng gần 2 giờ nhưng lạ đường nên cứ chạy lên, chạy xuống không thấy khách sạn đâu cả. Ðến khi gặp police nhờ dẫn lối mới biết là có hai đường 11th. Hải nói :“Ðằng ấy không nói cho anh em biết trước” . Tôi lắc đầu : “Chính mình cũng đâu có ngờ có hai đường 11th.”
Kéo nhau vào khách sạn, Hải nói với tôi: “Lúc nãy receiptionist bảo mình nếu muốn cứ thêm tên vào các phòng khỏi cần mướn thêm nhưng mình nghĩ nhóm cũng đến 8 người nên mình lấy thêm phòng ở trên tầng hai. Như vậy là họ có vẻ quý và thông cảm anh em mình đấy”.
Tôi nhìn lại toàn đoàn, thấy ai cũng có vẻ phấn chấn dù qua một chuyến bay dài. Lâu lắm mới gặp lại anh Nguyễn Thủy và anh Nguyễn Hữu Hồng. Tôi nói với anh Thủy:“ Nghe nói anh từ Sacramento lên tham gia cùng với San Jose, tôi rất cảm động. Tinh thần như vậy là tốt quá rồi.”
Anh Thủy lẫy: “Nói cho Sơn biết, tôi giận cậu vì gọi điện thoại cho cậu hoài nhưng chẳng bao giờ gặp. Sau tức mình chẳng liên lạc nữa.”
-Giận thì cứ giận việc chung phải làm đúng không?
Tôi bước sang anh Khánh:
- “ Nghe nói anh vừa ra khỏi bệnh viện mà cũng cố đi, em không biết nói sao”
Tuy sắc diện mệt mỏi nhưng anh vẫn cười vui vẻ:
- “ Biết tin là tôi quyết định ngay. Như vậy là từ ngày chú sang San Jose đến nay mình mới gặp lại. Chú còn khỏe mạnh lắm. Vợ con ra sao?.”
- Bà xã em cũng có mặt tại đây. Các cháu ở nhà đi học. Mấy cháu học khá lắm anh ạ. Con chị lớn lo được cho hai em rồi nên vợ chồng em an tâm lên đây.
- Ừ ! Chú thông minh sắc sảo, tụi nhỏ phải giỏi là cái chắc. Cố lên Sơn. Các anh lúc nào cũng ủng hộ chú.
Tôi quay sang anh Cát : Mắt anh có đỡ không?
- Cũng vậy thôi em ạ. Còn đọc được. Nguyên Vũ ở bên đấy vợ chồng nó có khá không?
- Cậu ấy vẫn là MC số một ở Atlanta, buổi dạ vũ nào vợ chồng Nguyên Vũ - Tuyết Nga cũng có mặt.
- Khi về cho anh gởi lời thăm tụi nó. Tình hình thế nào rồi em?
- Sáng hôm qua, toàn thể anh em đã bầu em làm Ðại Diện Chính Thức.
- Em công lao nhiều, có khả năng, ăn nói lưu loát. Dám xông xáo, hy sinh cho anh em ai cũng biết. Anh em tín nhiệm em là lẽ công bằng. Ðừng chấp những người ganh tỵ làm gì. Mặc họ,ỳ chuyện phải cứ làm, có anh em ủng hộ. Ngày mai thế nào đây? À quên! Chuyện hôm nay thế nào đây?
- Tối qua đã phân công, phân nhiệm cả rồi anh, đoàn San Jose đến sau tự động bổ sung vào các toán. Vậy thôi. Mình chơi trận này nhưng đã chuẩn bị tiếp một chiến dịch nặng ký hơn nhiều.
Trao đổi với anh em xong tôi đưa Hải đi gởi xe về đã hơn 4 giờ sáng . Cố chợp đi một giấc ngắn.
Tỉnh dậy lúc 6 giờ sáng 11. Thời tiết xấu hẳn, nhiệt độ xuống thấp đột ngột. Nếu không xem dự báo thời tiết chắc tôi không tin biên độ hai ngày cách nhau dữ vậy. Tối hôm qua còn ngồi ngoài trời uống bia. Sáng nay đã thấy lạnh buốt xương. Trời u ám, mây xám xịt, vài hạt mưa sa thật giống Ðà lạt. Chợt nhớ Ông Ðức, bố nuôi của tôi ở bên Virginia. Lần này quá bận, không thăm ông được. Ðâu ngờ bố Ðức là người nhà của bà Hạnh Hoa (Atlanta Việt Báo)
Lại nữa một người bạn H.O ái mộ công việc của chúng tôi nên đi cùng với Vượng từ Nebraska xuống đây nhập đoàn là học trò của anh Bùi Dương Chi. Quả thật “Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ”.
Phụ tá luật sư Jessica, Rose Hồng, LS John Mattes và Toán BK biểu tình tại Bức Tường Đen.
Rời bỏ những ý nghĩ vụn, tôi trở lại với công việc đôn đốc mọi người chuẩn bị.
Anh em nghiêm chỉnh sắp xếp đội ngũ trước khách sạn. Những chiến binh bất hủ này khi đã thông suốt thì tất cả mọi công việc đều được làm một cách nhanh chóng. Tôi vội vã cùng một số anh em vội đi lấy xe.
Ðúng 7 giờ sáng, tuần tự các toán được đưa vào mục tiêu ấn định. Quách Nhung, Tùng, Ngô Phong Hải cùng với tôi đảm nhiệm hai phần ba tuyến trên hành lang từ Ðông sang Tây.
Thùy đảm nhiệm toán xa nhất lên đường trước đưa quân vào Ðài Kỷ Niệm Iwo - Jima.
Tám Móc -một người anh kết nghĩa của tôi dẫn một toán qua cầu, vượt sông Potomac chận lối vào Nghĩa Trang Arlington.
Tùng đưa một toán án ngữ trước Tòa Bạch Ốc. Tôi và Quách Nhung cùng xuất phát. Nhung đảm nhiệm mục tiêu Cực Ðông là Tối Cao Pháp Viện, ở lại cùng toán.
Tôi thả một toán tại Quốc Hội xong, quay trở lại cùng với Hải đưa hai toán cuối cùng xuống đài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam.
Ðến nơi, tất cả mọi đường vào đều bị chặn, hai xe nối đuôi nhau chạy quanh khu vực tìm lối vào. Tôi gặp một đường rẽ ngang có bảng cấm nhưng quan sát thấy vắng police nên cho xe lao vào bấm đèn “emergency” đổ quân tức khắc.
Hải bám theo sau, thấy bảng cấm, khựng lại, do dự rồi cho xe chạy thẳng. Kết quả toán thứ hai tại đây phải mất hơn hai mươi phút sau mới đổ quân, đi bộ băng qua Ðài Kỷ Niệm Lincoln vào mục tiêu.
Nhiệm vụ đưa các toán vào mục tiêu đã xong, một mình một xe, tôi chạy kiểm tra toàn bộ các nơi. Xe vào Nghĩa trang Arlington đã thấy biểu ngữ trương lên và anh em đang phát truyền đơn cho khách bộ hành. Cho xe xuống Ðài Kỷ Niệm Iwo - Jima thấy tình hình cũng đã ổn định.
Lối ra khỏi đài kỷ niệm dẫn tới parking của Ngũ Giác Ðài. Mất phương hướng! Tôi lái chạy xuyên parking mênh mông này tìm lối ra, bất kể ngược đường. Tuyến đường vào thủ đô ở trên đầu, tôi chạy song song phía dưới. Mất đến 10 phút mới nhập được vào đường 395. May mắn chẳng có ông police nào hỏi giấy tờ. (Sau này tôi mới biết Thùy cũng bị tình trạng như vậy ngay lúc đổ quân.)
Trên đường trở lại khách sạn các chốt “police” đang hướng dẫn xe cộ lưu thông trên đường được chỉ định. Tôi lại phải đi vào một số khu vực la,ỳ ngoài tuyến ấn định. Nhờ đã thông thuộc phần nào do năm 1998 đã đưa gia đình lên đây du lịch đồng thời điều nghiên đường xá, địa hình nên tôi về tới khách sạn khoảng 9 giờ 15.
Giờ này John Mattes đã copy in thêm cả chục ngàn truyền đơn tiếp tế cho các toán. Khách sạn không còn ai. Tôi vội quay xe ra Quốc Hội chuẩn bị thu quân để đưa về Bức Tường Việt Nam. Tới nơi thấy toán ở Tối Cao Pháp Viện đã về hợp quân với toán ở tại Quốc Hội.
Nhung cho tôi biết tình hình tốt, nhân viên an ninh không làm khó dễ nên khi phát hết truyền đơn xong kéo quân về đây chờ tôi. Tăng cường truyền đơn cho các toán xong tôi cũng ở lại đây để chuẩn bị đưa anh em về Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam.
Nhiệt độ xuống thật thấp, một số anh em bị nhiễm lạnh, bác Chấp chịu hết nổi. Tôi phải đưa bác về khách sạn mặc thêm áo ấm và lấy quần áo cho anh em. Tình hình tại khu vực Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam cũng không khác. Tùng đến đưa một số người về lấy thêm quần áo . Vợ tôi cũng có mặt trong nhóm. Cô đưa cho tôi thêm chiếc áo len để mặc vào trong nhưng tôi nói khỏi cần vì còn chịu được em cứ đưa cho anh em khác mượn. Dầu sao tôi cũng phải đứng vững cho tới khi chiến dịch kết thúc. Nếu tôi tìm sự thuận lợi cho riêng mình để thoải mái hơn anh em thì sẽ tạo ra ấn tượng không tốt.
Phụ tá luật sư Jessica, LS John Mattes và Toán BK Seatle , Iowa, Orange County biểu tình tại Bức Tường Đen.
Trong khách sạn lúc này có toán án ngữ trước Tòa Bạch Ốc vừa rút về đang đợi xe chuyển quân. Tòan thể số truyền đơn đã được phân phát hết sạch.
Trở lại khu vực Quốc Hội ở lại thêm ít phút tôi và Nhung rút hết anh em về khách sạn để một số anh em có thể ăn uống thêm nhưng tất cả đều nói không cần thiết mà muốn tới ngay khu vực Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam.
Tình hình đường xá lúc này đã nghẽn đặc xe cộ. Hai xe bám sát nhau chạy trước. Xe của Hải chờ chở anh em còn lại đi sau.
Rẽ vào con đường dẫn tới lễ đài đã hơn 10 giờ. Tôi quay đầu xe bấm đèn “emergency” đậu ngay bảng “Do not enter” đổ quân.
Police đứng đông nghẹt phía trước. Anh em vừa xuống hết bỗng mấy chiếc mô tô hộ tống chớp đèn chạy vụt ra hướng về Nghĩa trang Arlington.
Số police đứng gác vừa quay sang sắp xếp tư thế. Tôi cho xe vượt bảng cấm vào luôn bên trong khoảng đường sau hàng rào cản. Ðóng vai trò như không biết đường tôi chạy tới mấy thầy “phú lít” hỏi chỗ đậu xe ở đâu.
Tôi nói : “Chúng tôi là khách của ban tổ chức từ xa về”. Thấy bộ đồ trận và phù hiệu “Green Beret” mấy ông “polices” chỉ chỗ đậu xe ở trong một lớp rào cản nữa mà lối ra cũng chỉ vừa đủ cho một chiếc xe chạy qua cũng để bảng “Do not enter”. Ðược thể tôi lái xe ngược đường vô luôn bên trong, Nhung cứ thế bám sát. Chúng tôi đậu xe bên lề đường đối diện với Ðài Kỷ Niệm Lincoln rồi đàng hoàng đi vào khu vực cổng chính Ðài kỷ niệm Chiến Tranh Việt Nam..
Mật độ người trong khu vực này đã rất cao. Anh em các toán gần như đủ mặt rải hết mấy ngả đường vào khu vực hành lễ. Bộ phận bên Nghĩa Trang Arlington sắp sửa rút về vì đoàn xe của tổng thống Clinton đã đi qua lúc chúng tôi vừa đổ quân xong.
Tất cả những cựu chiến binh và gia đình về thăm Ðài Kỷ Niệm Chiến Tranh Việt Nam đều dừng bước thăm hỏi và bày tỏ lời tri ân đoàn quân Biệt Kích. Nhiều người đã rơi nước mắt khi đọc những tờ truyền đơn. Tất cả, tất cả những người đã đi qua cuộc chiến đều hứa hẹn sẽ ủng hộ yêu cầu chính đáng của lực lượng Biệt Kích.
Tôi quay qua hỏi John:
- “ Theo lượng định của ông cuộc biểu tình này có tác dụng tốt chứ?”
- “ Hoàn hảo! Chúng ta sẽ thắng. Sự ủng hộ của các cựu chiến binh rất là mạnh mẽ. Họ sẽ điều chỉnh những ý nghĩ thiển cận, sai lầm của Ngũ Giác Ðài. Anh chuẩn bị mọi việc cho xong. Phóng viên của AP và CBS sắp tới phỏng vấn anh đấy.”
Tôi vội vã đi vào chỗ nhận vị trí trong đoàn đặt vòng hoa. Theo thứ tự ghi danh The Lost Army Commandos (Vietnamese Commandos Group) đứng thứ 27 trong mấy chục đoàn.
Nhận vị trí xong, vừa lúc nữ phóng viên Melissa của AP tới. John giới thiệu tôi với Melissa, sau mấy câu xã giao. Melisa nói:
- “ Tôi biết về anh khá nhiều nhưng đây mới là lần đầu tiên chính thức phỏng vấn anh. Xin lỗi ! Anh học Anh văn ở đâu ? Tại Hoa Kỳ?”
-” Tại Việt Nam, thời kỳ học Trung Học. Thuở bé tôi học Pháp Văn. Từ ngày định cư tại Hoa Kỳ tôi chưa có thời gian theo học một trường lớp nào”
-Hay lắm! Anh cho tôi biết qua về nhiệm vụ trước đây của các anh? Tất cả chúng tôi có mặt tại đây là thành viên của OPLAN 34A và OPLAN 35. Ðây là lực lượng thi hành những “mission imposible” tại hậu tuyến CS trong thời kỳ Vietnam War.
- Ai là người tuyển mộ, huấn luyện, điều động các anh vào thời gian đó?
- Hoa Kỳ chính thức tuyển mộ, huấn luyện, trả lương và điều động chúng tôi trong những công tác diệt Cộng để bảo vệ thế giới tự do.
- Năm 1996 anh là người ra điều trần trước Quốc Hội. Ðến nay vấn đề bồi thường theo đạo luật đó đã được thực hiện đến đâu?
- Qua nhiều lần trì hoãn. Tôi và một số anh em lãnh trước trong đợt chi trả tiền bồi hoàn danh dự đầu tiên vào cuối năm 1997. Sau đó việc chi trả bị hoãn lại do Ngũ Giác Ðài cố tình gây khó khăn. Tôi - trong tư thế đại diện của lực lượng - đã tham gia nhiều phiên tòa về vấn đề này nhưng mãi cho đến cuối tháng vừa rồi số người còn lại mới nhận được ngân phiếu bồi hoàn. Một số đồng đội của chúng tôi đã chết trước khi nhận được món tiền danh dự đó. Chúng tôi thật sự phẫn nộ về thái độ của Pentagon.
- Anh không hài lòng về tiền bồi hoàn.
- Tôi chưa hề bàn về chuyện tiền bạc. Trong ngày điều trần 19 - 6 - 1996, tôi chỉ đòi hỏi chính phủ Hoa Kỳ phải công nhận, vinh danh sự hy sinh và đóng góp của lực lượng chúng tôi trong việc giải trừ tai họa Cộng Sản cho toàn thế giới, tôi đã nói rõ tại đó “Vấn đề không phải là tiền, không có đồng tiền nào có thể trả giá được cho cuộc đời của chúng tôi.” Chúng tôi chỉ cần một chính sách công bằng.
- Ðó là chính sách Cựu Chiến Binh. Anh có thể cho tôi biết hiện nay có bao nhiêu Biệt Kích đang sống tại Hoa Kỳ?
- Theo con số chính thức bị CS giam giữ là gần 500 nhưng đến nay chúng tôi chỉ còn khoảng hơn 160 người sống sót đang ở Hoa Kỳ.
-Số người về đây tham gia biểu tình là bao nhiêu?
- Hơn 80, số còn lại không kịp chuẩn bị.
- Anh có tin sẽ đạt được thắng lợi không?
- Kết quả có thể thấy được ngay tại đây. Trong lúc tôi với bà nói chuyện hàng trăm cựu chiến binh đã dừng lại bày tỏ sự ưu ái và ngưỡng mộ với lực lượng chúng tôi. Có những người đã rơi lệ. Chính họ và những người Mỹ có lương tri sẽ chiến thắng. Chúng tôi tin họ sẽ yêu cầu xóa đi vết nhơ này trong lịch sử cuộc chiến tại Việt Nam.
- Tình hình sức khỏe của ông hiện nay ra sao?
-Tôi là người trẻ nhất trong lực lượng (52 tuổi) nên mặc dù bị đày đọa nhiều nhất nhưng tôi vẫn còn tạm coi như khỏe mạnh. Ðiều đáng tiếc là tôi đến Mỹ quá muộn, không còn cơ hội để khôi phục lại những gì đã mất.
- Cảm ơn ông. Chúc ông may mắn.
- Cảm ơn sự giúp đỡ của bà.
- Sau đó bà Melissa qua sự thông dịch của Rose hỏi Nông Hính, Tống Thái và Ðèo Bạch về vấn đề bệnh tật v.v.
- Tôi quay đi tìm hai chị quả phụ: Chị Ðông và chi Tranh nhưng không thấy. Anh em mê mải với việc phát truyền đơn và chào hỏi khách vào ra nên cũng không để y.Ô Thật cũng tại tôi nhiều việc quá nên quên khuấy, không dặn dò trước.
Tôi trở lại làm việc với anh em rồi nói chuyện với John và Jessica khoảng 10 phút sau thì đoàn truyền hình của CBS vào tới.
Trong lúc cameraman đi thu hình các biểu ngữ và hoạt động của anh em, tôi và John đứng nói chuyện với cô phóng viên để chuẩn bị. Người phóng viên hỏi tôi một số vấn đề mà tôi biết cô ta qua mấy câu hỏi này sẽ quyết định cần phải làm việc như thế nào.
- Ông Hà đến Hoa Kỳ bao lâu rồi?
- Mới vừa 5 năm.
- Ông đã lập gia đình chưa
-Tôi đến Hoa Kỳ cùng vợ và ba con, một trai hai gái.
- Hiện nay anh đang làm gì?
- Tôi làm chủ một tờ báo Việt Ngữ tại vùng Atlanta, Georgia.
Chúng tôi tiếp tục trao đổi vài câu chuyện có liên quan đến lực lượng chúng tôi để chờ bộ phận thâu ngoại cảnh quay trở lại.
- Anh nghĩ sao khi Bộ Quốc Phòng từ chối không giải quyết cho các anh được hưởng chính sách cụu chiến binh.
Tôi mỉm cười:
- Những thư lại hành chánh chỉ quen nghề cạo giấy chưa từng biết thế nào là nỗi hiểm nguy ở hậu tuyến của kẻ thù chắc chắn khó thông cảm chúng tôi. Nhưng thái độ của họ thật tồi tệ vì trong section 536 Quốc Hội đã ghi rõ: Subtitle E–Administration of Agencies Responsible for Review and Correction of Military Records .
Nói chuyện đến đây, nhóm cameraman quay trở lại nói chúng tôi chuẩn bị vào phỏng vấn chính thức.
Tôi bước sang đứng quay lưng về phía hai khẩu hiệu, anh em vẫn tiếp tục phát truyền đơn. Tôi kiểm soát lại tư thế
Sau vài lời giới thiệu với khán giả của đài, ống kính và micro chuyển qua hướng tôi đứng.
- Ông cho biết danh tánh?
- Tôi là Hà Văn Sơn, một cựu biệt kích cảm tử Việt Nam trong OPLAN 35, bị Cộng Sản giam giữ 21 năm tại Bắc Việt. Tôi đến Hoa Kỳ năm 1994 hiện nay đang cư ngụ tại Georgia.
- Ông là Ðại Diện của The Lost Army Commandos.
-Ðúng vậy.
-Ông có thể cho tôi biết lý do của cuộc biểu tình.
-Như quý vị đã biết, chúng tôi được Quốc Hội và Chính Phủ Hoa Kỳ thừa nhận công lao và bồi hoàn danh dự sau cuộc điều trần ngày 19 - 6 - 1996. Qua sự công nhận và bồi hoàn, chúng tôi thấy điều phù hợp nhất với Công Lý là cần phải giải quyết chính sách cựu chiến binh cho những người bị tù tội quá lâu vì đã chiến đấu Diệt Cộng trước đây. Nhưng mặc dù trong văn bản của Quốc Hội có đề cập đến vấn đề điều chỉnh hồ sơ . Bộ Quốc Phòng đã viện dẫn lý do thời gian tù tội của chúng tôi không được tính là”active duty”. Ðiều này thật vô lý, Thượng Nghị Sĩ John Mac Cain và Ông Ðại Sứ Hoa Kỳ taị Việt Nam hiện nay là ông Peter Peterson có thể nói rõ thế nào là “active duty”. Vì năm 1973, họ “Trở về trong Danh Dự” trong khi chúng tôi tiếp tục bị bỏ rơi và hứng chịu bao đau khổ.
Hiện nay, hậu quả của những chấn thương về thể xác và tinh thần cũng như tuổi tác và bệnh tật khiến chúng tôi không có cơ hội để khôi phục lại một đời sống bình thường.
Vậy thì Công Lý ở đâu và Nhân Quyền ở chỗ nào? Trong trường hợp của chúng tôi.
-Bao nhiêu người Biệt Kích có mặt trong cuộc biểu tình này.
-Hơn 80, từ các bang trên toàn Hoa Kỳ về tham dự.
-Cảm ơn ông, chúc các ông gặp nhiều may mắn.
Tiếp theo, người phóng viên quay sang phỏng vấn số anh em khác.
Tôi vội vàng trở lại để nối vào doàn những người đi đặt vòng hoa. Quách Nhung từ đâu bỗng xuất hiện, tôi gọi Nhung cùng đi:
-” Vô đây mang vòng hoa vào lễ đài với mình. Anh em sẽ vào sau.”
Chúng tôi được ban nghi lễ dẫn đường vào khu đặt vòng hoa tưởng niệm. Nhiệt độ lúc này xuống quá thấp, lạnh tê tái.
Vào đến gần khán đài chúng tôi được hướng dẫn ngồi vào hàng ghế danh dự bên phải để chờ giờ hành lễ. Nhìn sang phía trái khán đài thấy khoảng mấy chục ghế trống, tôi nói với Nhung:
- Chắc đó là hàng ghế của anh em mình Nhung ạ.
Quanh khu vực lễ đài người người chen chúc. Chúng tôi nóng ruột ngồi chờ. Gần đến giờ hành lễ nhưng chưa thấy đoàn anh em đâu. Bỗng rừng người tách ra. Ðoàn nghi lễ bốn người rẽ lối đưa một đoàn người diễn hành vào khán đài. Tôi và Nhung nhìn đoàn Biệt Kích trương Quốc Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ song song với hơn chục biểu ngữ tiến vào lễ đài giữa biển người đang vỗ tay, cổ vũ nồng nhiệt.
Tiếng giới thiệu vang vang trên loa phóng thanh:“ The Lost Army Commandos.....”
Tôi và Nhung nhìn nhau xúc động. Mấy cựu chiến binh Hoa Kỳ bên cạnh quay sang bắt tay và chúc cho chúng tôi may mắn.
Sự cổ vũ kéo dài tới khi đoàn anh em chúng tôi vào đến hàng ghế danh dự. Nhiều cựu chiến binh trong khu này đã đứng lên nhường ghế cho anh em Biệt Kích vì đoàn của chúng tôi đông hơn dự kiến.
Buổi lễ kéo dài đến gần hai giờ mới kết thúc. Trên đường ra khỏi khu vực hành lễ số truyền đơn còn lại được phân phát hết. Nhiều cựu chiến binh và gia đình chận chúng tôi lại hỏi han, chụp hình kỷ niệm. Họ hứa hẹn sẽ giúp chúng tôi trong yêu cầu chính đáng, đòi hỏi hợp lý này.
Qúa nhiều cảnh xúc động và rất vui vẻ thắm đượm tình người nếu ghi lại không biết mấy trang giấy cho đủ. Chúng tôi rời khu vực Ðài kỷ niệm nhưng lòng vẫn còn lưu luyến.
Chuyển mấy chuyến xe đưa anh em trở về nơi xuất phát. Quay lại lần chót đón những người sau cùng về đến khách sạn đã thấy Tám Móc đứng đợi ở cửa. Tôi xuống xe , Tám Móc nói :
-” Luật sư đang chờ cậu trong phòng họp, ông ta sẽ về ngay sau khi kết thúc.”.
Tôi vội vã đi vào phòng. Anh em đang ngồi chuyện vãn với John.
Buổi họp khởi đi với bầu không khí lạc quan, hào hứng. John cam kết với anh em sẽ đứng sau lưng Ban Ðại Diện của Biệt Kích để yểm trợ mọi thủ tục pháp lý cho tới chiến thắng sau cùng.
Trước khi chia tay, tôi nói vài lời cảm ơn John và khẳng định quyết tâm đưa cuộc đấu tranh đi tới thắng lợi.
Thành công, thắng lợi chỉ có được khi lòng chúng ta quyết thắng.
John chia tay chúng tôi sau đó. Buổi chiều cuối cùng ở Washington D.C là buổi hàn huyên chính thức. Những người anh em đồng đội cũ gặp nhau có vô vàn chuyện để trao đổi.
Tối hôm đó, quán Harry's đầy nghẹt Biệt Kích. Uống để chia tay. Hẹn ngày gặp lại. Ai cũng vững tin vào thắng lợi sau cùng.
Ðó là chuyện phải đến. Chắc chắn phải đến phải không các bạn.
Người ta hay nói đến Công Lý và Bình Ðẳng. Nhưng làm gì có Công Lý và Bình Ðẳng nếu không biết đoàn kết đứng dậy để đấu tranh.
Kim Âu
tài liệu[justify][img][/img]
Chân Thiện Mỹ :: Chân Thiện Mỹ :: Nhận Định :: Suy Tưởng
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết