Tình Trạng Liên Bang
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tình Trạng Liên Bang
Tình Trạng Liên Bang
Vũ Linh
...bổn cũ soạn lại, thêm chút mắm muối vì đã hơi nhạt...
Tối Thứ Tư vừa qua, TT Obama đọc bài diễn văn báo cáo Tình Trạng Liên Bang đầu tiên sau một năm chấp chánh. Như thông lệ, đây là dịp tổng thống phúc trình thành quả năm qua, mà quan trọng hơn nữa, đó cũng là dịp tổng thống phác họa chương trình cho năm tới.
Dĩ nhiên, đây là bài diễn văn quan trọng thứ nhì của TT Obama, sau bài diễn văn nhậm chức đọc cách đây một năm. Bài diễn văn còn mang một ý nghĩa đặc biệt nữa sau khi đảng Dân Chủ thảm bại trong ba cuộc bầu cử quan trọng mới đây để bầu thống đốc tại Virginia và New Jersey, và bầu nghị sĩ tại Massachusetts. Cả ba cuộc bầu cử đều là bằng chứng hiển nhiên dân Mỹ không chia sẻ hướng đi của tổng thống và không nhắm mắt tháo khoán cho Obama và đảng Dân Chủ độc bá võ lâm nữa.
Thông điệp của dân Mỹ gần đây, được xác nhận bởi các cuộc thăm dò dư luận, là họ muốn tổng thống thay đổi ưu tiên, lo vấn đề công ăn việc làm của người dân trước khi lo cách mạng hoá chế độ y tế chưa cần thiết, cũng như kềm hãm những chương trình vĩ đại tốn kém quá mức chỉ khiến cho ngân sách càng lún xâu vào vòng thâm thủng, đưa nước Mỹ vào cảnh nợ hơn chúa chổm, bắt người dân phải cong lưng đóng thuế trả nợ. Họ cũng muốn TT Obama và đảng Dân Chủ hợp tác với đảng Cộng Hòa chứ không còn cho đảng này quyền kiểm soát tuyệt đối cả hành pháp lẫn lập pháp để rồi muốn làm gì thì làm, kể cả ban hành những luật lệ cấp tiến cực đoan, cách xa những giá trị xã hội văn hoá Mỹ quá nhiều.
Trong một năm qua, người ta đã thấy tổng thống hành động, và trong vài tháng qua, người ta cũng đã thấy dân Mỹ phản ứng. Vấn đề bây giờ là chờ xem tổng thống đã nhìn thấy gì và sẽ nói gì, làm gì? Bài diễn văn tối Thứ Tư vừa qua chính là đáp số cho câu hỏi này. Tầm quan trọng của bài diễn văn quá rõ ràng.
Phải nói ngay bài diễn văn đúng là tiêu biểu cho khẩu khí của TT Obama. Được vỗ tay đến chín chục lần trong khi bài diễn văn kéo dài bẩy mươi phút. Đại khái là vỗ tay mỗi phút một lần. Diễn đàn điện tử phe ta Huffington Post cũng phải nhận định bài diễn văn dường như cố gắng nặn ra cho mỗi khối cử tri một câu nói để họ vỗ tay hoan hô (an attempt to deliver at least one applause line for every constituency in the country). Vỗ tay vì tổng thống nói hay, có tý kẹo tý bánh cho tất cả mọi người, mà cũng vì lịch sự chiếu lệ theo truyền thống. Báo chí đã chụp được hình Chủ Tịch Thượng Viện Harry Reid vừa ngáp vừa vỗ tay. Chắc các chính khách quan trọng làm việc rất mệt trong ngày nên chín giờ tối đã ngáp rồi. Hoặc giả tổng thống nói quá nhiều về những chuyện xưa hơn trái đất, nhạt hơn nước lã, khiến ông Reid phải ngáp.
Mấy ngày trước đó, TT Obama đã lên tiếng vài lần, phần lớn để giải thích và thả bóng thăm dò dư luận trước khi ông chính thức đọc diễn văn. Ông khiêm tốn nhận trách nhiệm đã chưa đả thông tư tưởng quần chúng, khiến dân chúng vẫn chưa hiểu được tính quan trọng của các chương trình vĩ đại của ông, mặc dù ông là tổng thống đã họp báo, ra trước truyền hình và cho truyền thông phỏng vấn nhiều nhất trong các tổng thống tân thời Mỹ. Nói cách khác, TT Obama cho rằng dân chúng Mỹ rất là chậm tiêu nghe mà không hiểu, hay là không chịu lắng nghe tổng thống. Trong chế độ dân chủ Obama, người dân có bổn phận nghe lãnh tụ chứ tổng thống không có trách nhiệm phải nghe dân! Chưa kể rằng ông là tổng thống họp báo và nói nhiều nhất trong tất cả các tổng thống vào năm đầu tiên...
Ông cũng tỏ ra có thái độ ôn hòa, đưa ra vài nhận định và đề nghị có vẻ nhân nhượng:
- xác nhận vấn đề kinh tế và công ăn việc làm của dân chúng đáng lưu ý hơn nữa;
- nhìn nhận cách phóng tay xài tiền hơi quá đáng, do đó đề nghị thành lập một ủy ban lưỡng đảng nghiên cứu các biện pháp giới hạn thâm thủng ngân sách, đồng thời cũng đề nghị “đóng băng” một số chi tiêu trong ba năm tới;
- ngỏ ý sẽ tham khảo lãnh tụ quốc hội rộng rãi hơn, kể cả các lãnh tụ Cộng Hòa, để đạt được tiến bộ trong cải tổ y tế.
Phản ứng chung là hoan nghênh thiện chí mới của tổng thống. Dường như TT Obama đã nghe được thông điệp mới của dân chúng. Mọi người dự đoán những điểm đó sẽ là cái sườn của chính sách mới cho năm thứ hai của TT Obama, và mọi người hy vọng TT Obama đã tỉnh giấc.
Quả nhiên, TT Obama đã đưa những điểm trên vào diễn văn của ông, và được nhiều người tán thưởng, kể cả một số chính khách bảo thủ Cộng Hòa.
Nhưng đúng với mô thức nói hai ba chiều của Obama, ông cũng không quên săn tay áo, cổ võ phe cấp tiến bằng cách hô hào họ kiên cường tiến lên. Ông nhấn mạnh thay đổi không bao giờ là chuyện dễ dàng, mọi người cần phải kiên trì vượt qua trở ngại. Ông xác định ông không bỏ cuộc (I don't quit - hai lần).
Ông cũng không quên chỉ trích đảng Cộng Hòa bất hợp tác, trong khi hứa hẹn sẽ bắt đầu tham khảo ý kiến các lãnh tụ Cộng Hòa. Lạ thật! Bây giờ mới bắt đầu tham khảo ý kiến đối lập mà lại chỉ trích đối lập bất hợp tác? Ông tuyên bố vậy mà hiển nhiên không nhìn thấy sự mâu thuẫn. Hình như các cụ xưa gọi là vừa đánh trống vừa ăn cướp thì phải.
TT Obama chỉ trích luôn cả Tối Cao Pháp Viện vừa rồi đã quyết định bác bỏ giới hạn số tiền của các tổ chức và công ty yểm trợ các ứng viên chính trị. Chẳng những đây là một hành động bị coi là khiếm nhã với Tối Cao Pháp Viện - vì họ được mời đến với tư cách thượng khách (distinguished guests) để nghe hành pháp báo cáo với lập pháp - mà lại lạ lùng khi người ta nhớ lại ứng viên Obama đã gây qũy được hơn bẩy trăm triệu khi tranh cử tổng thống, phần lớn số tiền đó đến từ các công ty và các nghiệp đoàn cũng như tổ chức cấp tiến như MoveOn.org, UCLA, các tỷ phú George Soros, Warren Buffet, … Mà bây giờ ông lại bất mãn thấy Tối Cao Pháp Viện cho phép các tổ chức đó tự do đóng góp cho chính khách tranh cử. Dường như ông muốn duy trì thành tích kỷ lục gây qũy mà không muốn có người thứ hai bắt chước theo được. Hay ông muốn ngăn chận các đối thủ gây qũy cho cuộc tranh cử chống ông năm 2012?
Và dĩ nhiên là ông cũng vẫn trở về với luận cứ quen thuộc: tất cả là lỗi của Bush. Ngay trong đoạn mở đầu, TT Obama đã nhắc lại ngay gia tài của Bush (one year ago, I took office amid two wars, an economy rocked by severe recession, a financial system on the verge of collapse, and a government deeply in debt). Hay khi nói về thâm thủng ngân sách, ông tố cáo đó cũng là gia tài của Bush (we will still face the massive deficit we had when I took office), chứ không phải tại các dự án vĩ đại tốn gần hai ngàn tỷ ông đã tung ra, chưa kể cải tổ y tế tốn hơn một ngàn tỷ nữa. Cái mà Obama gọi là thâm thủng khổng lồ (massive deficit) của Bush chưa bằng một phần mười cái thâm thủng của Obama.
Nói cách khác, tổng thống báo cáo ông chưa làm gì được vì dân chúng chậm tiêu không nghe lời ông, Cộng Hòa phá đám, Tối Cao Pháp Viện quyết định bậy bạ, gia tài quá đen tối của Bush để lại. Lỗi của tất cả thiên hạ, không phải tại tổng thống. Điều ông không nói là theo một cơ quan nghiên cứu trung lập, ông là tổng thống tạo chia rẽ lớn nhất trong lịch sử cận đại Mỹ (most polarized president in modern history).
Đó là cái nhìn về quá khứ.
Hướng về tương lai, như đã thả bong bóng thăm dò, ông đưa ra một loạt đề nghị, thoáng nghe thì có vẻ ôn hòa, bớt cực đoan. Nhưng thực tế lại không có gì là rõ ràng:
- ông nhấn mạnh ưu tiên công việc làm cho dân chúng, nhưng không có đề nghị cụ thể nào về kế hoạch tạo việc làm (phụ chú: hai ngày sau bài diễn văn, TT Obama công bố kế hoạch tạo công ăn việc làm: mỗi hãng xưởng thuê thêm một nhân viên sẽ được miễn thuế 5.000 đô. Phản ứng đầu tiên của giới doanh thương: không lấy gì làm hấp dẫn! Trước hết họ cho rằng họ cần tiền mặt ngay bây giờ chứ không thể chờ được giảm thuế cuối năm; sau đó họ cũng cho rằng phải có khách hàng mới thuê nhân viên được, nghĩa là nếu kinh tế không được phục hồi thì sẽ không có khách hàng, họ vẫn không thuê thêm nhân viên được, giảm thuế cũng vô ích);
- ông đề nghị thành lập ủy ban kiểm soát thâm thủng ngân sách và “đóng băng” chi tiêu, nhưng lại không nói rõ quyền hạn của ủy ban như thế nào, và cũng “quên” không nói là chuyện đóng băng -nếu có- sẽ chỉ xẩy ra sau năm 2010 và sẽ có tác dụng giảm thâm thủng ngân sách khoảng … ba phần trăm trong mười năm. Dân ta gọi đó là chuyện “muỗi đốt gỗ”;
- ông tuyên bố sẽ tham khảo lãnh tụ Cộng Hòa về cải tổ y tế, nhưng chưa ai rõ ông sẽ chấp nhận ý kiến của khối bảo thủ tới mức nào.
Nói cách khác, vẫn chỉ là… diễn văn để hứa hẹn và cho dân chúng hy vọng. Nhằm xoa dịu sự bất mãn của dân chúng và động viên tinh thần chính khách đảng Dân Chủ đang lo xót vó sau những thất bại liên tục gần đây. Báo chí cho rằng tổng thống đã trở về đóng vai trò ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ. Ký giả phe ta Fareed Zakaria của Newsweek đã phải kêu gọi tổng thống hãy chấm dứt cuộc vận động tranh cử, ngưng cư xử như chủ tịch đảng Dân Chủ, và hành xử như… một tổng thống đứng trên cả hai đảng!
Nếu quý độc giả đọc phần trên kỹ một chút thì sẽ thấy có một vấn đề khổng lồ chưa được đề cập đến: đó là cuộc chiến chống khủng bố. Chỉ vì TT Obama đã không nói nhiều cho lắm về cuộc chiến sinh tử này. Đúng theo chính sách xuống thang cuộc chiến chống khủng bố, ông chỉ đề cập đến Al Qaeda có hai lần, trong một đoạn văn chưa đầy năm phút trong bài diễn văn dài bẩy mươi phút. Để khoe đã củng cố được các biện pháp an ninh sau khi khủng bố đặt bom thất bại trong chuyến bay từ Hoà Lan về Detroit trước ngày Giáng Sinh vừa qua, và cũng để kể công trong năm 2009 đã giết được nhiều khủng bố Al Qaeda hơn 2008 dưới thời Bush. Chỉ nói khơi khơi mà chẳng cần đưa bằng chứng gì cho cả hai chuyện. Ai muốn tin thì tin.
***
Thực tế mà nói, trong suốt một năm đầu chấp chánh, TT Obama chưa làm được chuyện gì đáng nói, chả có thành tích gì đáng kể. Do đó, bài diễn văn báo cáo Tình Trạng Liên Bang nghe giống như một bài phân trần, để biện minh và đổ thừa. Phần chương trình cho tương lai thì cũng chỉ là những bài diễn văn đọc khi tranh cử, nay bổn cũ soạn lại, thêm chút mắm muối vì đã hơi nhạt.
Thôi thì ta hãy chờ báo cáo Tình Trạng Liên Bang năm tới, may ra có chút khác biệt. (30-1-08)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể trực tiếp liên lạc với tác giả để góp ý, đề nghị, khuyến khích hay... chỉ trích qua email: Vulinh11@gmail.com
VŨ LINH
Vũ Linh
...bổn cũ soạn lại, thêm chút mắm muối vì đã hơi nhạt...
Tối Thứ Tư vừa qua, TT Obama đọc bài diễn văn báo cáo Tình Trạng Liên Bang đầu tiên sau một năm chấp chánh. Như thông lệ, đây là dịp tổng thống phúc trình thành quả năm qua, mà quan trọng hơn nữa, đó cũng là dịp tổng thống phác họa chương trình cho năm tới.
Dĩ nhiên, đây là bài diễn văn quan trọng thứ nhì của TT Obama, sau bài diễn văn nhậm chức đọc cách đây một năm. Bài diễn văn còn mang một ý nghĩa đặc biệt nữa sau khi đảng Dân Chủ thảm bại trong ba cuộc bầu cử quan trọng mới đây để bầu thống đốc tại Virginia và New Jersey, và bầu nghị sĩ tại Massachusetts. Cả ba cuộc bầu cử đều là bằng chứng hiển nhiên dân Mỹ không chia sẻ hướng đi của tổng thống và không nhắm mắt tháo khoán cho Obama và đảng Dân Chủ độc bá võ lâm nữa.
Thông điệp của dân Mỹ gần đây, được xác nhận bởi các cuộc thăm dò dư luận, là họ muốn tổng thống thay đổi ưu tiên, lo vấn đề công ăn việc làm của người dân trước khi lo cách mạng hoá chế độ y tế chưa cần thiết, cũng như kềm hãm những chương trình vĩ đại tốn kém quá mức chỉ khiến cho ngân sách càng lún xâu vào vòng thâm thủng, đưa nước Mỹ vào cảnh nợ hơn chúa chổm, bắt người dân phải cong lưng đóng thuế trả nợ. Họ cũng muốn TT Obama và đảng Dân Chủ hợp tác với đảng Cộng Hòa chứ không còn cho đảng này quyền kiểm soát tuyệt đối cả hành pháp lẫn lập pháp để rồi muốn làm gì thì làm, kể cả ban hành những luật lệ cấp tiến cực đoan, cách xa những giá trị xã hội văn hoá Mỹ quá nhiều.
Trong một năm qua, người ta đã thấy tổng thống hành động, và trong vài tháng qua, người ta cũng đã thấy dân Mỹ phản ứng. Vấn đề bây giờ là chờ xem tổng thống đã nhìn thấy gì và sẽ nói gì, làm gì? Bài diễn văn tối Thứ Tư vừa qua chính là đáp số cho câu hỏi này. Tầm quan trọng của bài diễn văn quá rõ ràng.
Phải nói ngay bài diễn văn đúng là tiêu biểu cho khẩu khí của TT Obama. Được vỗ tay đến chín chục lần trong khi bài diễn văn kéo dài bẩy mươi phút. Đại khái là vỗ tay mỗi phút một lần. Diễn đàn điện tử phe ta Huffington Post cũng phải nhận định bài diễn văn dường như cố gắng nặn ra cho mỗi khối cử tri một câu nói để họ vỗ tay hoan hô (an attempt to deliver at least one applause line for every constituency in the country). Vỗ tay vì tổng thống nói hay, có tý kẹo tý bánh cho tất cả mọi người, mà cũng vì lịch sự chiếu lệ theo truyền thống. Báo chí đã chụp được hình Chủ Tịch Thượng Viện Harry Reid vừa ngáp vừa vỗ tay. Chắc các chính khách quan trọng làm việc rất mệt trong ngày nên chín giờ tối đã ngáp rồi. Hoặc giả tổng thống nói quá nhiều về những chuyện xưa hơn trái đất, nhạt hơn nước lã, khiến ông Reid phải ngáp.
Mấy ngày trước đó, TT Obama đã lên tiếng vài lần, phần lớn để giải thích và thả bóng thăm dò dư luận trước khi ông chính thức đọc diễn văn. Ông khiêm tốn nhận trách nhiệm đã chưa đả thông tư tưởng quần chúng, khiến dân chúng vẫn chưa hiểu được tính quan trọng của các chương trình vĩ đại của ông, mặc dù ông là tổng thống đã họp báo, ra trước truyền hình và cho truyền thông phỏng vấn nhiều nhất trong các tổng thống tân thời Mỹ. Nói cách khác, TT Obama cho rằng dân chúng Mỹ rất là chậm tiêu nghe mà không hiểu, hay là không chịu lắng nghe tổng thống. Trong chế độ dân chủ Obama, người dân có bổn phận nghe lãnh tụ chứ tổng thống không có trách nhiệm phải nghe dân! Chưa kể rằng ông là tổng thống họp báo và nói nhiều nhất trong tất cả các tổng thống vào năm đầu tiên...
Ông cũng tỏ ra có thái độ ôn hòa, đưa ra vài nhận định và đề nghị có vẻ nhân nhượng:
- xác nhận vấn đề kinh tế và công ăn việc làm của dân chúng đáng lưu ý hơn nữa;
- nhìn nhận cách phóng tay xài tiền hơi quá đáng, do đó đề nghị thành lập một ủy ban lưỡng đảng nghiên cứu các biện pháp giới hạn thâm thủng ngân sách, đồng thời cũng đề nghị “đóng băng” một số chi tiêu trong ba năm tới;
- ngỏ ý sẽ tham khảo lãnh tụ quốc hội rộng rãi hơn, kể cả các lãnh tụ Cộng Hòa, để đạt được tiến bộ trong cải tổ y tế.
Phản ứng chung là hoan nghênh thiện chí mới của tổng thống. Dường như TT Obama đã nghe được thông điệp mới của dân chúng. Mọi người dự đoán những điểm đó sẽ là cái sườn của chính sách mới cho năm thứ hai của TT Obama, và mọi người hy vọng TT Obama đã tỉnh giấc.
Quả nhiên, TT Obama đã đưa những điểm trên vào diễn văn của ông, và được nhiều người tán thưởng, kể cả một số chính khách bảo thủ Cộng Hòa.
Nhưng đúng với mô thức nói hai ba chiều của Obama, ông cũng không quên săn tay áo, cổ võ phe cấp tiến bằng cách hô hào họ kiên cường tiến lên. Ông nhấn mạnh thay đổi không bao giờ là chuyện dễ dàng, mọi người cần phải kiên trì vượt qua trở ngại. Ông xác định ông không bỏ cuộc (I don't quit - hai lần).
Ông cũng không quên chỉ trích đảng Cộng Hòa bất hợp tác, trong khi hứa hẹn sẽ bắt đầu tham khảo ý kiến các lãnh tụ Cộng Hòa. Lạ thật! Bây giờ mới bắt đầu tham khảo ý kiến đối lập mà lại chỉ trích đối lập bất hợp tác? Ông tuyên bố vậy mà hiển nhiên không nhìn thấy sự mâu thuẫn. Hình như các cụ xưa gọi là vừa đánh trống vừa ăn cướp thì phải.
TT Obama chỉ trích luôn cả Tối Cao Pháp Viện vừa rồi đã quyết định bác bỏ giới hạn số tiền của các tổ chức và công ty yểm trợ các ứng viên chính trị. Chẳng những đây là một hành động bị coi là khiếm nhã với Tối Cao Pháp Viện - vì họ được mời đến với tư cách thượng khách (distinguished guests) để nghe hành pháp báo cáo với lập pháp - mà lại lạ lùng khi người ta nhớ lại ứng viên Obama đã gây qũy được hơn bẩy trăm triệu khi tranh cử tổng thống, phần lớn số tiền đó đến từ các công ty và các nghiệp đoàn cũng như tổ chức cấp tiến như MoveOn.org, UCLA, các tỷ phú George Soros, Warren Buffet, … Mà bây giờ ông lại bất mãn thấy Tối Cao Pháp Viện cho phép các tổ chức đó tự do đóng góp cho chính khách tranh cử. Dường như ông muốn duy trì thành tích kỷ lục gây qũy mà không muốn có người thứ hai bắt chước theo được. Hay ông muốn ngăn chận các đối thủ gây qũy cho cuộc tranh cử chống ông năm 2012?
Và dĩ nhiên là ông cũng vẫn trở về với luận cứ quen thuộc: tất cả là lỗi của Bush. Ngay trong đoạn mở đầu, TT Obama đã nhắc lại ngay gia tài của Bush (one year ago, I took office amid two wars, an economy rocked by severe recession, a financial system on the verge of collapse, and a government deeply in debt). Hay khi nói về thâm thủng ngân sách, ông tố cáo đó cũng là gia tài của Bush (we will still face the massive deficit we had when I took office), chứ không phải tại các dự án vĩ đại tốn gần hai ngàn tỷ ông đã tung ra, chưa kể cải tổ y tế tốn hơn một ngàn tỷ nữa. Cái mà Obama gọi là thâm thủng khổng lồ (massive deficit) của Bush chưa bằng một phần mười cái thâm thủng của Obama.
Nói cách khác, tổng thống báo cáo ông chưa làm gì được vì dân chúng chậm tiêu không nghe lời ông, Cộng Hòa phá đám, Tối Cao Pháp Viện quyết định bậy bạ, gia tài quá đen tối của Bush để lại. Lỗi của tất cả thiên hạ, không phải tại tổng thống. Điều ông không nói là theo một cơ quan nghiên cứu trung lập, ông là tổng thống tạo chia rẽ lớn nhất trong lịch sử cận đại Mỹ (most polarized president in modern history).
Đó là cái nhìn về quá khứ.
Hướng về tương lai, như đã thả bong bóng thăm dò, ông đưa ra một loạt đề nghị, thoáng nghe thì có vẻ ôn hòa, bớt cực đoan. Nhưng thực tế lại không có gì là rõ ràng:
- ông nhấn mạnh ưu tiên công việc làm cho dân chúng, nhưng không có đề nghị cụ thể nào về kế hoạch tạo việc làm (phụ chú: hai ngày sau bài diễn văn, TT Obama công bố kế hoạch tạo công ăn việc làm: mỗi hãng xưởng thuê thêm một nhân viên sẽ được miễn thuế 5.000 đô. Phản ứng đầu tiên của giới doanh thương: không lấy gì làm hấp dẫn! Trước hết họ cho rằng họ cần tiền mặt ngay bây giờ chứ không thể chờ được giảm thuế cuối năm; sau đó họ cũng cho rằng phải có khách hàng mới thuê nhân viên được, nghĩa là nếu kinh tế không được phục hồi thì sẽ không có khách hàng, họ vẫn không thuê thêm nhân viên được, giảm thuế cũng vô ích);
- ông đề nghị thành lập ủy ban kiểm soát thâm thủng ngân sách và “đóng băng” chi tiêu, nhưng lại không nói rõ quyền hạn của ủy ban như thế nào, và cũng “quên” không nói là chuyện đóng băng -nếu có- sẽ chỉ xẩy ra sau năm 2010 và sẽ có tác dụng giảm thâm thủng ngân sách khoảng … ba phần trăm trong mười năm. Dân ta gọi đó là chuyện “muỗi đốt gỗ”;
- ông tuyên bố sẽ tham khảo lãnh tụ Cộng Hòa về cải tổ y tế, nhưng chưa ai rõ ông sẽ chấp nhận ý kiến của khối bảo thủ tới mức nào.
Nói cách khác, vẫn chỉ là… diễn văn để hứa hẹn và cho dân chúng hy vọng. Nhằm xoa dịu sự bất mãn của dân chúng và động viên tinh thần chính khách đảng Dân Chủ đang lo xót vó sau những thất bại liên tục gần đây. Báo chí cho rằng tổng thống đã trở về đóng vai trò ứng viên tổng thống của đảng Dân Chủ. Ký giả phe ta Fareed Zakaria của Newsweek đã phải kêu gọi tổng thống hãy chấm dứt cuộc vận động tranh cử, ngưng cư xử như chủ tịch đảng Dân Chủ, và hành xử như… một tổng thống đứng trên cả hai đảng!
Nếu quý độc giả đọc phần trên kỹ một chút thì sẽ thấy có một vấn đề khổng lồ chưa được đề cập đến: đó là cuộc chiến chống khủng bố. Chỉ vì TT Obama đã không nói nhiều cho lắm về cuộc chiến sinh tử này. Đúng theo chính sách xuống thang cuộc chiến chống khủng bố, ông chỉ đề cập đến Al Qaeda có hai lần, trong một đoạn văn chưa đầy năm phút trong bài diễn văn dài bẩy mươi phút. Để khoe đã củng cố được các biện pháp an ninh sau khi khủng bố đặt bom thất bại trong chuyến bay từ Hoà Lan về Detroit trước ngày Giáng Sinh vừa qua, và cũng để kể công trong năm 2009 đã giết được nhiều khủng bố Al Qaeda hơn 2008 dưới thời Bush. Chỉ nói khơi khơi mà chẳng cần đưa bằng chứng gì cho cả hai chuyện. Ai muốn tin thì tin.
***
Thực tế mà nói, trong suốt một năm đầu chấp chánh, TT Obama chưa làm được chuyện gì đáng nói, chả có thành tích gì đáng kể. Do đó, bài diễn văn báo cáo Tình Trạng Liên Bang nghe giống như một bài phân trần, để biện minh và đổ thừa. Phần chương trình cho tương lai thì cũng chỉ là những bài diễn văn đọc khi tranh cử, nay bổn cũ soạn lại, thêm chút mắm muối vì đã hơi nhạt.
Thôi thì ta hãy chờ báo cáo Tình Trạng Liên Bang năm tới, may ra có chút khác biệt. (30-1-08)
Vũ Linh
Quý độc giả có thể trực tiếp liên lạc với tác giả để góp ý, đề nghị, khuyến khích hay... chỉ trích qua email: Vulinh11@gmail.com
VŨ LINH
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết