Có phải chăng người chết không cần một nấm mồ ?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Có phải chăng người chết không cần một nấm mồ ?
Có phải chăng người chết không cần một nấm mồ ?
Phong Thu
(Nhân nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
trả lời phỏng vấn trên Take2tango)
Ba tôi hy sinh trên chiến trường miền Nam năm 1964, trong một trận đánh khốc liệt để phá vòng vây cộng sản. Ông lãnh nguyên một trái mìn để cả tiểu đội được sống sót, và để máy bay và quân đội có thể tiếp tế đạn dược, thuốc men và lương thực cho đồng đội. Năm đó, ba tôi 36 tuổi. Mẹ tôi 35, ôm trên tay 4 đứa con thơ dại, đứa lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi, và người ngồi viết bài nầy chưa đầy 6 tuổi. Gia đình tôi không bao giờ còn có tiếng cười từ khi ba tôi ra đi vĩnh viễn. Sau khi chôn cất ba tôi xong, mấy tháng sau má tôi cho biết, chính phủ sẽ đưa mẹ con tôi trở về thành phố nơi an toàn để mẹ con tôi sinh sống. Vì nơi chúng tôi ở mất an ninh. Chỉ cần bước ra khỏi con đường làng là bị cộng sản bắt. Chị em tôi bị cộng sản bắt nhiều lần đến nỗi không còn dám cắp sách đến trường. Chị Hai tôi 10 tuổi vẫn chưa học xong lớp một. Tuổi thơ trong chiến tranh cô đơn không có bạn bè. Tôi chỉ trồng những cánh hoa mười giờ đỏ thắm quanh những dãy hàng rào thép gai, và tôi chỉ biết chơi với những con cúc nho nhỏ giấu mình trong những chiếc lỗ xoáy tròn trên cát ướt. Tôi biết, tôi sắp rời xa nơi khói lửa chiến tranh. Nhưng tôi sẽ không còn một ngày nào đến viếng mộ ba. Tôi đã hái những cánh hoa mười giờ mọc lan trong dãy hàng rào dây thép gai để đem trồng trên mộ Người và vài ngôi mộ của một số quân nhân, bạn bè của ba tôi đã tử trận. Tôi muốn gởi tặng Người hoa mười giờ, và nhờ hoa chăm sóc ngôi mộ giúp tôi. Nắng miền Nam đã làm cho hoa mười giờ trở thành hoa bất tử. Những cành hoa nhỏ, đan vào nhau đẹp man dại rung rinh trong nắng. Hoa nở nhiều và mọc lan tràn, nhanh chóng khi tôi không còn có dịp viếng thăm ngôi mộ của Người. Ba tôi nằm im lặng trên ngọn đồi gần ngôi chùa cổ. Chắc Người lắng nghe được tiếng kinh cầu nguyện từng đêm vọng lại, và tiếng khóc thầm lặng của cô bé nhớ cha. Với tôi, tất cả mùa xuân không còn ý nghĩa gì. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nghĩa trang nơi chôn cất ba tôi bị san bằng. Má tôi biết tin, chỉ biết ngồi khóc và than thở “...Phải chi má đem hài cốt ba sớm về trên tỉnh thì đâu đến nỗi, biết làm sao khi chiến tranh quá ác liệt... và có ai ngờ mình mất miền Nam...”. Ba mươi hai năm trôi qua, má tôi đã gần đất xa trời, nhưng mỗi năm gần đến ngày Tết, má tôi lại nhắc tôi:- Tết rồi đó con. Con gọi điện thoại về biểu chị ba tìm mộ của ba.- Má à! Chỗ đó người ta san bằng rồi. Làm sao tìm ra.- Má nhớ lại là má sợ nhầm với những ngôi mộ khác nên đã lăn một hòn đá xanh làm dấu.- Anh chị Ba đi tìm khắp nơi, hỏi hoài có tìm ra đâu. Chỉ thấy nhà cửa, đường sá thôi má. Ba mươi hai năm rồi, đá cũng đã tan thành nước. Con chắc rằng ba đang mỉm cười ở cõi thiên thu.Tôi nói cho má tôi yên lòng. Nhưng trong tim tôi nỗi đau cứ âm ỉ theo năm tháng. Với người khác không cần nấm mồ cho người chết. Nhưng với tôi, nấm mộ ba tôi là cả sự thiêng liêng, máu thịt. Là một cái gì đó ray rứt triền miên níu kéo tôi trở về những năm tháng ấu thơ có ba tôi bên cạnh. Tháng năm trôi qua, niềm đau chưa tan dù tóc tôi đã có nhiều sợi bạc. Và lòng tôi áy náy khi nhìn đôi mắt má tôi cứ trĩu nặng nỗi buồn...(trích trong Tuỳ Bút “Cõi Thiên Thu Ta Cất Tiếng Cười”).***Những ai chưa rơi vào hoàn cảnh như chúng tôi, họ sẽ không hiểu được nỗi mất mát và đau đớn của những đứa trẻ mồ côi. Có người dùng lập luận của mình và lạnh lùng, vô cảm trả lời rằng “người chết không cần một nấm mồ”. Có thể những người ngoại cuộc không cần, người chết không cần, nhưng thân nhân của họ vẫn khao khát, mơ ước và cần thăm viếng nấm mộ của người thân. Khi con người muốn đeo đuổi một mục đích cá nhân hay phe nhóm của mình, họ hay dựa vào lý do chính trị, của thắng và bại, được và thua. Nhưng ít ai, ngay cả những người có học vị cao, họ chưa trải qua những hoàn cảnh đau khổ, nhận nhiều ân huệ, hạnh phúc, an bình hơn sự hy sinh, họ sẽ không thấm thía nỗi đau của sự mất mát. Họ sẵn sàng phán xét trên lý trí, đặt mọi vấn đề dưới phương diện chính trị. Nhưng trên mặt nhân bản, đạo lý và tâm linh họ đã sai phạm nghiêm trọng.Từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cho đến nay, tôi chưa thấy cộng đồng hải ngoại có một hành động cụ thể nào để bảo vệ hay trùng tu nghĩa trang cuối cùng còn sót lại của các tử sĩ VNCH. Tôi chỉ thấy bàn cãi nhau trên WEBSITE, trên diễn đàn. Tháng 7 đã gần kề, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà sắp trao cho tỉnh Bình Dương bảo quản, Quốc Gia Nghĩa Tử (QGNT) Heritage đã phải mạnh dạn nhận lãnh trách nhiệm khó khăn nầy thì sóng gió bắt đầu ập đến. Thật ra, chỉ có một mình Take2tango đặt vấn đề, ngoài ra không có một tờ báo nào lên tiếng đả phá, chỉ trích việc làm ân nghĩa này. Kính thưa quý đồng hương, các văn hào thân sĩ,Nếu có một anh hùng tử sĩ nào đội mồ sống lại mắng vào mặt chúng tôi là “nghịch tử” thì chúng tôi sẽ quỳ xuống lạy họ xin tha tội. Hay ít ra có nhiều lá thư, cùng danh sách của các gia đình tử sĩ (có tên họ, địa chỉ, điện thoại) có thân nhân chôn trong nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà yêu cầu chúng tôi ngưng ngay dự án trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà vì lo sợ chúng tôi ăn trên “xác chết của thân nhân họ”, thì QGNT Heritage sẽ ngưng ngay lập tức và giao quyền giải quyết mồ mả cho họ. Nhưng cho đến nay, chúng tôi nhận được nhiều sự khích lệ từ quý đồng hương, từ các gia đình các anh hùng tử sĩ trong và ngoài nước. Chứng tỏ, chúng tôi đang làm việc phục vụ cho quyền được yên nghĩ của 16 ngàn tử sĩ và gia đình thân quyến của họ. Chúng tôi không phục vụ cho lợi ích chính trị của bất cứ đảng phái nào tại hải ngoại, và không phục vụ cho mục đích của đảng cộng sản Việt Nam.Chúng tôi năm nay trẻ nhất cũng đã 45 tuổi. Những người tự xưng là tướng tá VNCH ngày xưa khi họ 30, 35 đã lãnh đạo, cầm quân làm chức nầy, chức nọ. Đến khi mất nước, chạy sang đây họ vẫn còn nuôi dưỡng thời kỳ vàng son, vang bóng một thời và vẫn còn muốn lãnh đạo tiếp. Có người cả đời chưa nhỏ một giọt mồ hôi, chưa biết cầm một cây súng bắn ra một viên đạn chận bước tiến của cộng sản, hay họ không đóng góp gì cho đại cuộc khi đất nước lâm nguy. Nhưng nay, họ lãnh đạo một tập thể Chiến Sĩ VNCH thì cũng hiển hách và đáng khâm phục. Lũ trẻ như tôi thích nhìn anh hùng qua sự xả thân của họ khi nước mất nhà tan trong cơn ly loạn, nhưng không thích nhìn anh hùng trong thời bình múa rối. Họ không phải là thần tượng của chúng tôi. Chúng tôi hay đùa với nhau rằng “ông ta là người lãnh đạo bằng bằng cấp”.Ở hải ngoại nhiều người nghe tên nhà bác học, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh là mọi người cúi đầu bái phục và ngưỡng mộ. Lời ông là khuôn vàng thước ngọc có ảnh hưởng rất lớn với tất cả mọi giới. Tôi cũng cảm thấy thơm lây và hãnh diện có một người tài ba xuất chúng như ông. Vì bản thân tôi, tôi chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi nằm lăn lóc đâu đó trong gió bụi. Tôi chỉ làm vướng chân người qua đường, nên tôi muốn có được địa vị như ông chắc phải tu 10 kiếp. Có duyên thì sẽ gặp nhau. Nhờ Take2tango phỏng vấn ông trong một bài viết mang tựa đề “Ai âm mưu chà đạp anh linh chiến sĩ VNCH và ‘bán đứng’ Nghĩa trang quân đội?” đăng trong ngày 9/7/2007, tôi mới có cơ hội ngàn vàng được viết vài dòng tâm sự cùng nhà bác học Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Phải khen ông Thế Phương luôn có một cái tựa rất ăn khách. Những cái hình minh hoạ đầu voi, đuôi chuột. Cộng với cái tựa giựt gân y hệt chuyện tờ báo Trắng Đen viết về chuyện trao cho vua Bokasa đứa con giả để lãnh tiền. Đúng là “rau nào sâu nấy”, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.Ai là người bán đứng Nghĩa Trang? Bán cho cộng sản ư? Bán để đổi lấy cái gì từ những nắm mộ hoang? Lòng cộng sản thật khó lường, nhưng lòng dạ những người mang danh quốc gia chống cộng cũng sâu thẳm khó dò. Với tâm địa lại hẹp hòi ích kỷ thì nhìn đâu mà chẳng thấy thối tha. Nhìn cộng sản thì cũng là kẻ thù không đội trời chung, và nhìn người quốc gia thì cũng đầy lòng ganh tị, nghi kỵ, thù ghét. Ba mươi hai năm qua, trên dưới 50 nghĩa trang toàn quốc bị san bằng, phá bỏ, tôi chưa hề nghe ai lên tiếng, hay gởi văn thư lên Liên Hiệp Quốc để tố cáo và đòi hỏi công lý? Nhưng nghe QGNT Heritage xin chính quyền cộng sản cho trùng tu Nghĩa Trang QĐBH thì một số người nhao nhao lên: “Sao không hỏi ý kiến tôi, ý kiến cộng đồng?”. QGNT là một Hội Đoàn rất nhỏ trong hàng trăm Hội Đoàn của cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại. Các anh QGNT Heritage chỉ làm đơn đưa cho Ban Chấp Hành Trung Ương của QGNT mà vẫn không được một câu trả lời. Và hậu quả là cuộc đánh nhau chí tử, rồi đem bôi bác anh em QGNT Heritage trên các website, đại hội QGNT toàn thế giới bể nát, tình huynh đệ, cảnh nồi da xáo thịt đã diễn ra... Vậy thử hỏi, đem việc trùng tu Nghĩa Trang ra bàn với cộng đồng người Việt Hải Ngoại thì hàng trăm Hội Đoàn với hàng triệu ý kiến bàn cãi, đấm đá... tháng nầy sang tháng khác thì bao giờ có kết quả? Hay cãi nhau thêm 32 năm nữa, mọi người đi vào cõi niết bàn gặp Phật, gặp Chúa thì mới tìm ra câu trả lời?Tôi là người sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Dương. Những vấn đề của tỉnh ít ra tôi cũng biết rõ hơn mọi người nhờ sự quen biết rộng rãi, và mọi tin tức về nghĩa trang tôi nắm rất rõ. Mấy tháng trước, tôi nhận được hai cú điện thoại và hai lá thư nói về nghĩa trang. Hai lá thư đó xuất phát từ một người thân tín làm việc cho Tỉnh Uỷ tỉnh Bình Dương và một lá thư khác của một nhà báo. Bạn tôi báo cho tôi biết “...Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà sẽ giải toả và sẽ bán cho Đài Loan và Đại Hàn để mở rộng xí nghiệp....”. Nếu Nghĩa trang bị xoá sổ quý vị có phương án gì để ngăn chặn không? Xin đưa ra ý kiến thiết thực và hành động, đừng ngồi đó bàn cãi, suy đoán hay chỉ nói bằng miệng hoặc chỉ lên án và chửi rủa. Khi dấu vết của khu nghĩa trang không còn, mồ mả đã san bằng, xương cốt đã biến mất thì những dấu vết của di tích lịch sử có còn không? Cũng như 50 nghĩa trang Quân Đội của các anh hùng tử sĩ miền Nam Việt Nam trên toàn quốc có còn ai biết dấu tích ở đâu? Chắc thế hệ trẻ hôm nay hỏi quý vị, quý vị sẽ trả lời rằng “hãy hỏi gió, hỏi mây, hỏi đất, hỏi trời...”. Liệu rằng giáo sư Nguyễn Xuân Vinh hay Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (TTCSVNCH) có phương án khả thi nào để giữ lại Nghĩa Trang không? Hay các ông có đất để chôn cất hài cốt của những người tử sĩ mà các ông cho rằng họ là những vị anh hùng thân yêu, đáng kính trọng. Trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại có hàng trăm nghìn người về Việt Nam hàng năm, 32 năm qua có bao nhiêu người dám đến viếng nghĩa trang? Tôi tin chắc con số rất khiêm tốn. Thưa giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, Chúng tôi rất cảm ơn những lời quý giá của ông. Ông lên án hành động của cộng sản là họ đã “...dùng sức mạnh cầm quyền để cưỡng đoạt danh dự của tử sĩ VNCH khi biến một Nghĩa Trang Tử Sĩ hy sinh vì đại nghĩa dân tộc thành một nơi an táng những người chết bình thường...”. Tôi nghĩ rất đơn giản vì họ là cộng sản. Vì thế, 32 năm qua họ đã để cho quân đội canh gác người chết. Nay, từ chỗ cấm người lai vãng, họ đã cho quân đội dời đi nơi khác. Họ đã mở một cánh cửa để thân nhân và bạn bè người chết có thể đến viếng thăm và tu sửa. Như vậy, cộng sản đã có sự nhượng bộ (dù chưa trọn vẹn nhưng họ không dám chạm đến nghĩa trang sau khi nhận được giấy xin phép của QGNT Heritage và dư luận. Lạy Chúa! Chúng tôi chỉ cần bao nhiêu đó cũng đã an lòng). Kính thưa ông, gần 50 nghĩa trang của những người tử sĩ VNCH mà các ông ca ngợi bằng những lời hoa mỹ đã biến mất khỏi mặt đất. Thế hệ lớn lên hôm nay ở hải ngoại cũng như trong nước có ai còn biết đến nơi đó còn có một nghĩa trang không? Ít ra, khi cho thân nhân thăm viếng và tu sửa nghĩa trang QĐBH, những người thân yêu còn có cơ hội giữ lại, bảo toàn mồ mả của thân nhân. Họ sẽ chỉ dạy cho con cháu họ biết ai đang nằm trong nấm mồ kia. Và con cháu họ vẫn còn tới lui thắp cho một nén nhang. Dù nghĩa trang có mang tên gì đi nữa thì nó vẫn còn là niềm an ủi đối với thân nhân người chết và xoa dịu nỗi đau khổ của người sống. Không phải gia đình tử sĩ nào cũng may mắn được sang đất nước thứ ba, được hưởng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Nhiều người nghèo khổ bữa đói bữa no. Họ không có một miếng đất cắm dùi làm sao có đất chôn hài cốt người thân. Nghĩa trang vẫn tồn tại, tức nhiên trong đôi mắt của các nhân chứng thời cuộc đó là một di tích hiện hữu mà không phải bằng tưởng tượng như giáo sư đã nghĩ. Và các thế hệ con cháu của những người khuất bóng mới hiểu được sự trả giá của cuộc tranh đấu vì nhân phẩm, danh dự, tự do, hạnh phúc và quyền làm người không bị ai chà đạp. Tôi tin rằng chế độ nào dù tàn ác đến đâu cũng sẽ lụi tàn. Di tích mồ mả còn đó, sớm muộn gì cũng sẽ được hình thành theo ý nguyện. Cũng như Sài Gòn đã mất tên, đường phố đã mất tên. Và tỉnh Bình Dương đã có một thời gian bị đổi tên. Trong một câu hỏi của Phiến Đan: “Thưa giáo sư, nếu như vậy, đứng trên quan điểm của những người Việt Quốc Gia, chúng ta sẽ không đóng góp vào sự trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH nếu nơi nầy bị dân sự hoá có phải không ạ?”. Giáo sư Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh trả lời rằng: “Đúng thế Theo tôi chúng ta sẽ đóng góp vào sự trùng tu nếu CSVN chấp nhận những yêu cầu sau: Giữ tên Nghĩa Trang QĐ VNCH với tấm bia trước cổng như một di tích lịch sử chiến tranh Việt Nam với hàng chữ ‘Nghĩa Trang Quân Đội VNCH 1961-1975’. Dựng lại tượng Thương Tiếc như một di tích chiến tranh của miền Nam Việt Nam. Và cho thân nhân tử sĩ được dựng Bức Tường Đen khắc tên những người đã hy sinh và khoảng để cho những chiến sĩ vô danh bên trong khu NTQĐ này”. Và ý giáo sư cho rằng nếu CS không cho làm như vậy dù thân nhân có xây mộ, có sơn phết, người chết cũng không ngậm cười nơi chín suối và họ không được siêu thoát. Kính thưa giáo sư, ông là người học cao hiểu rộng, xin hỏi ông rằng chúng ta có gì để mặc cả với cộng sản? Hay ông lại để đó cho nghĩa trang tiếp tục xuống cấp, hư hỏng, và nhiều người vào cất nhà, lấn đất, trâu bò dẫm đạp lên mộ phần, hay cộng sản san bằng và bán cho nước ngoài? Nếu các ông có điều kiện ắt có và đủ để cộng sản tuân theo ý của các ông thì ai sẽ đứng ra trả giá và đối thoại với họ? Vì trong câu hỏi số 5, giáo sư trả lời chắc nịch rằng “....bất cứ cá nhân nào có chủ trương tiếp cận..... đều là những quan điểm đi ngược với các thành viên của TTCSVNCHHN”. Vậy câu trả lời này có gì mâu thuẫn với câu trả lời số 2 của giáo sư là “tôi chỉ khuyến khích trên mặt truyền thống hiếu thảo...” không? Khuyến khích làm mà cấm “tiếp cận, đối thoại” thì bằng cách nào để thực hiện việc trùng tu nghĩa trang đây Trời!?! Và nếu cộng sản cho phép chúng ta làm theo ý giáo sư thì người về Việt Nam trùng tu có phải tiếp xúc với chính quyền cộng sản không? Hay họ tự ý muốn làm gì thì làm như kiểu anh hùng ở hải ngoại? Họ có bị chụp mũ là thân cộng, làm tay sai, là con “KÊN KÊN” chuyên moi xác người chết ăn, hay bán đứng xác cha anh cho cộng sản không? Hay QGNT Heritage làm thì bị phỉ báng, còn họ làm thì được ca ngợi theo kiểu băng đảng, bè nhóm như từ trước đến nay? Tôi mong sẽ nhận được ý kiến rõ ràng của giáo sư để lũ trẻ như chúng tôi sáng mắt, sáng lòng...Trong một đoạn phỏng vấn giáo sư có nói “...không có một tử sĩ nào chọn cái chết mồ sang, mả đẹp cả, sự vinh quang chỉ có trong lòng dân tộc và trong sự thừa nhận của lịch sử...” (câu trả lời này có vẻ lãng mạn và tiểu thuyết hoá. Bởi phàm làm người là tham sống sợ chết. Nhiều người chỉ muốn bản thân họ được vui hưởng, an nhàn, được nhiều người kính trọng khi còn sống. Lúc chết đi muốn có nhiều người đưa tiễn tiếc thương. Họ muốn đám ma của họ chất đầy hoa và lớn hơn đám cưới. Còn mồ mả thì đầy những vòng nguyệt quế). Giáo sư nói đúng nhưng chỉ một nửa. Tại sao? Nếu cha ông đang nằm trong nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà, ông có muốn mồ mả hoang phế và di cốt bị đào lên không? Nếu ông để cho kẻ ác làm điều đó mà ông bó tay không làm gì thì gia đình ông, bà con ông có khen ông là hiếu tử không? Khi ông mặc cả, đưa vấn đề nhân đạo thành chính trị, cộng sản nó chẳng thèm nghe, nó đào mả ba ông và quăng bỏ trong một xó xỉnh nào đó. Ông có vui không? Ba ông sẽ bị chết hai lần, cái chết thứ nhất vì phải hứng viên đạn oan nghiệt cho bọn hèn nhát được sống. Chết rồi không được yên nghỉ, cũng vì bọn hèn nhát chẳng làm gì hết chỉ biết ngồi đánh võ mồm để xương cốt ba ông bị đào lên lần thứ hai. Linh hồn người chết có được siêu thoát không? Ông nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu những khát vọng, mong muốn lớn nhất xuất phát từ con tim. Nếu con người không có trái tim và lòng nhân đạo thì kẻ ấy không còn xứng đáng là một con người. Và nếu giáo sư hay bất cứ ai có một đáp số về một mảnh đất đủ để chôn cất 16 ngàn tử sĩ, thì QGNT Heritage sẽ ngưng hoạt động. Chúng tôi sẽ giao lại quyền giải quyết vong linh người chết cho vấn đề chính trị của các ông. Chúng ta đã biết cộng sản, hiểu cộng sản. Chúng ta đã chửi cộng sản Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Chúng có chết đâu. Ngay cả một việc đơn giản ở tại hải ngoại, vấn đề này nằm trong tầm tay của chúng ta mà các ông có giải quyết nổi không? Hãy lấy quyền lực mà các ông cho rằng các ông đang có trong tay để làm 6 việc:1. Ra lịnh cấm không cho báo chí đăng tải tin tức các cơ sở thương mại gởi tiền về VN và ngăn chặn mọi người không gởi tiền về cho thân nhân.2. Ra lịnh cấm không được về Việt Nam thăm thân nhân, du lịch, du hí.3. Ra lịnh cấm các tổ chức từ thiện quyên góp tiền bạc bà con hải ngoại để giải quyết những đống rác xã hội mà cộng sản không bao giờ làm.4. Ra lịnh cấm mua bán văn hoá phẩm, sách báo, âm nhạc của cộng sản.5. Ra lịnh cấm toàn bộ các hàng hóa, thực phẩm sản xuất của Việt Nam được du nhập vào Hoa Kỳ.6. Ra lịnh cấm tất cả những cơ sở thương mại của người Việt tỵ nạn hải ngoại buôn bán làm ăn với cộng sản Việt Nam.Trước 75, Mỹ viện trợ cho Miền Nam Việt Nam (MNVN) mỗi năm 2 tỉ đô la, và người Mỹ có quyền quyết định vận mệnh của MNVN. Ngày nay, người Việt hải ngoại đòi chống cộng, nhưng gởi tiền và mang tiền về VN hàng năm 4 - 5 tỉ đô la mà không có một lời mặc cả đòi hỏi. Nếu quý ông làm được duy nhất một trong những vấn đề trên, quý ông sẽ có đủ cương vị để mặc cả với cộng sản và được quyền đòi hỏi. Bằng không, xin đừng ngồi đó suy luận bởi không phù hợp với thực tế.Nhân đạo và chính trị là hai lĩnh vực rất khác nhau. Cả hai như nước với lửa. Nếu chúng ta đặt vấn đề nhân đạo vào vấn đề chính trị thì không bao giờ có thể giải quyết được chuyện nghĩa trang QĐBH.Dù những người anh hùng không cần có một nấm mồ, nhưng chúng ta phải có trách nhiệm đền ơn, đáp nghĩa cho họ. Chúng ta phải biết tôn trọng, bảo vệ nơi họ an giấc nghìn thu. Dù có phải hy sinh, có phải chịu nhiều tai tiếng xấu xa, chúng tôi cũng quyết tâm bảo vệ nghĩa trang như một di tích lịch sử thiêng liêng còn sót lại của miền Nam Việt Nam. Tôi đã từng an ủi các anh em QGNT Heritage rằng: “Sự kiên nhẫn và quyết tâm đeo đuổi mục đích cao đẹp sẽ tạo cho các anh sức mạnh có thể đập tan cả đá cứng.”Lời cuối, xin cảm ơn những lời khuyên hữu ích của giáo sư.
Kính chúc giáo sư khoẻ mạnh, may mắn và đạt được nhiều thành công. Xin thứ lỗi nếu tôi nói những điều làm giáo sư phật lòng.
Phong Thu
Email: Phongthu@mindspring.com
Tel: (301) 270-8691.
Phong Thu
(Nhân nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh
trả lời phỏng vấn trên Take2tango)
Ba tôi hy sinh trên chiến trường miền Nam năm 1964, trong một trận đánh khốc liệt để phá vòng vây cộng sản. Ông lãnh nguyên một trái mìn để cả tiểu đội được sống sót, và để máy bay và quân đội có thể tiếp tế đạn dược, thuốc men và lương thực cho đồng đội. Năm đó, ba tôi 36 tuổi. Mẹ tôi 35, ôm trên tay 4 đứa con thơ dại, đứa lớn nhất 10 tuổi, nhỏ nhất 4 tuổi, và người ngồi viết bài nầy chưa đầy 6 tuổi. Gia đình tôi không bao giờ còn có tiếng cười từ khi ba tôi ra đi vĩnh viễn. Sau khi chôn cất ba tôi xong, mấy tháng sau má tôi cho biết, chính phủ sẽ đưa mẹ con tôi trở về thành phố nơi an toàn để mẹ con tôi sinh sống. Vì nơi chúng tôi ở mất an ninh. Chỉ cần bước ra khỏi con đường làng là bị cộng sản bắt. Chị em tôi bị cộng sản bắt nhiều lần đến nỗi không còn dám cắp sách đến trường. Chị Hai tôi 10 tuổi vẫn chưa học xong lớp một. Tuổi thơ trong chiến tranh cô đơn không có bạn bè. Tôi chỉ trồng những cánh hoa mười giờ đỏ thắm quanh những dãy hàng rào thép gai, và tôi chỉ biết chơi với những con cúc nho nhỏ giấu mình trong những chiếc lỗ xoáy tròn trên cát ướt. Tôi biết, tôi sắp rời xa nơi khói lửa chiến tranh. Nhưng tôi sẽ không còn một ngày nào đến viếng mộ ba. Tôi đã hái những cánh hoa mười giờ mọc lan trong dãy hàng rào dây thép gai để đem trồng trên mộ Người và vài ngôi mộ của một số quân nhân, bạn bè của ba tôi đã tử trận. Tôi muốn gởi tặng Người hoa mười giờ, và nhờ hoa chăm sóc ngôi mộ giúp tôi. Nắng miền Nam đã làm cho hoa mười giờ trở thành hoa bất tử. Những cành hoa nhỏ, đan vào nhau đẹp man dại rung rinh trong nắng. Hoa nở nhiều và mọc lan tràn, nhanh chóng khi tôi không còn có dịp viếng thăm ngôi mộ của Người. Ba tôi nằm im lặng trên ngọn đồi gần ngôi chùa cổ. Chắc Người lắng nghe được tiếng kinh cầu nguyện từng đêm vọng lại, và tiếng khóc thầm lặng của cô bé nhớ cha. Với tôi, tất cả mùa xuân không còn ý nghĩa gì. Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, nghĩa trang nơi chôn cất ba tôi bị san bằng. Má tôi biết tin, chỉ biết ngồi khóc và than thở “...Phải chi má đem hài cốt ba sớm về trên tỉnh thì đâu đến nỗi, biết làm sao khi chiến tranh quá ác liệt... và có ai ngờ mình mất miền Nam...”. Ba mươi hai năm trôi qua, má tôi đã gần đất xa trời, nhưng mỗi năm gần đến ngày Tết, má tôi lại nhắc tôi:- Tết rồi đó con. Con gọi điện thoại về biểu chị ba tìm mộ của ba.- Má à! Chỗ đó người ta san bằng rồi. Làm sao tìm ra.- Má nhớ lại là má sợ nhầm với những ngôi mộ khác nên đã lăn một hòn đá xanh làm dấu.- Anh chị Ba đi tìm khắp nơi, hỏi hoài có tìm ra đâu. Chỉ thấy nhà cửa, đường sá thôi má. Ba mươi hai năm rồi, đá cũng đã tan thành nước. Con chắc rằng ba đang mỉm cười ở cõi thiên thu.Tôi nói cho má tôi yên lòng. Nhưng trong tim tôi nỗi đau cứ âm ỉ theo năm tháng. Với người khác không cần nấm mồ cho người chết. Nhưng với tôi, nấm mộ ba tôi là cả sự thiêng liêng, máu thịt. Là một cái gì đó ray rứt triền miên níu kéo tôi trở về những năm tháng ấu thơ có ba tôi bên cạnh. Tháng năm trôi qua, niềm đau chưa tan dù tóc tôi đã có nhiều sợi bạc. Và lòng tôi áy náy khi nhìn đôi mắt má tôi cứ trĩu nặng nỗi buồn...(trích trong Tuỳ Bút “Cõi Thiên Thu Ta Cất Tiếng Cười”).***Những ai chưa rơi vào hoàn cảnh như chúng tôi, họ sẽ không hiểu được nỗi mất mát và đau đớn của những đứa trẻ mồ côi. Có người dùng lập luận của mình và lạnh lùng, vô cảm trả lời rằng “người chết không cần một nấm mồ”. Có thể những người ngoại cuộc không cần, người chết không cần, nhưng thân nhân của họ vẫn khao khát, mơ ước và cần thăm viếng nấm mộ của người thân. Khi con người muốn đeo đuổi một mục đích cá nhân hay phe nhóm của mình, họ hay dựa vào lý do chính trị, của thắng và bại, được và thua. Nhưng ít ai, ngay cả những người có học vị cao, họ chưa trải qua những hoàn cảnh đau khổ, nhận nhiều ân huệ, hạnh phúc, an bình hơn sự hy sinh, họ sẽ không thấm thía nỗi đau của sự mất mát. Họ sẵn sàng phán xét trên lý trí, đặt mọi vấn đề dưới phương diện chính trị. Nhưng trên mặt nhân bản, đạo lý và tâm linh họ đã sai phạm nghiêm trọng.Từ khi ông Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định cho đến nay, tôi chưa thấy cộng đồng hải ngoại có một hành động cụ thể nào để bảo vệ hay trùng tu nghĩa trang cuối cùng còn sót lại của các tử sĩ VNCH. Tôi chỉ thấy bàn cãi nhau trên WEBSITE, trên diễn đàn. Tháng 7 đã gần kề, Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà sắp trao cho tỉnh Bình Dương bảo quản, Quốc Gia Nghĩa Tử (QGNT) Heritage đã phải mạnh dạn nhận lãnh trách nhiệm khó khăn nầy thì sóng gió bắt đầu ập đến. Thật ra, chỉ có một mình Take2tango đặt vấn đề, ngoài ra không có một tờ báo nào lên tiếng đả phá, chỉ trích việc làm ân nghĩa này. Kính thưa quý đồng hương, các văn hào thân sĩ,Nếu có một anh hùng tử sĩ nào đội mồ sống lại mắng vào mặt chúng tôi là “nghịch tử” thì chúng tôi sẽ quỳ xuống lạy họ xin tha tội. Hay ít ra có nhiều lá thư, cùng danh sách của các gia đình tử sĩ (có tên họ, địa chỉ, điện thoại) có thân nhân chôn trong nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà yêu cầu chúng tôi ngưng ngay dự án trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà vì lo sợ chúng tôi ăn trên “xác chết của thân nhân họ”, thì QGNT Heritage sẽ ngưng ngay lập tức và giao quyền giải quyết mồ mả cho họ. Nhưng cho đến nay, chúng tôi nhận được nhiều sự khích lệ từ quý đồng hương, từ các gia đình các anh hùng tử sĩ trong và ngoài nước. Chứng tỏ, chúng tôi đang làm việc phục vụ cho quyền được yên nghĩ của 16 ngàn tử sĩ và gia đình thân quyến của họ. Chúng tôi không phục vụ cho lợi ích chính trị của bất cứ đảng phái nào tại hải ngoại, và không phục vụ cho mục đích của đảng cộng sản Việt Nam.Chúng tôi năm nay trẻ nhất cũng đã 45 tuổi. Những người tự xưng là tướng tá VNCH ngày xưa khi họ 30, 35 đã lãnh đạo, cầm quân làm chức nầy, chức nọ. Đến khi mất nước, chạy sang đây họ vẫn còn nuôi dưỡng thời kỳ vàng son, vang bóng một thời và vẫn còn muốn lãnh đạo tiếp. Có người cả đời chưa nhỏ một giọt mồ hôi, chưa biết cầm một cây súng bắn ra một viên đạn chận bước tiến của cộng sản, hay họ không đóng góp gì cho đại cuộc khi đất nước lâm nguy. Nhưng nay, họ lãnh đạo một tập thể Chiến Sĩ VNCH thì cũng hiển hách và đáng khâm phục. Lũ trẻ như tôi thích nhìn anh hùng qua sự xả thân của họ khi nước mất nhà tan trong cơn ly loạn, nhưng không thích nhìn anh hùng trong thời bình múa rối. Họ không phải là thần tượng của chúng tôi. Chúng tôi hay đùa với nhau rằng “ông ta là người lãnh đạo bằng bằng cấp”.Ở hải ngoại nhiều người nghe tên nhà bác học, nhà văn Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh là mọi người cúi đầu bái phục và ngưỡng mộ. Lời ông là khuôn vàng thước ngọc có ảnh hưởng rất lớn với tất cả mọi giới. Tôi cũng cảm thấy thơm lây và hãnh diện có một người tài ba xuất chúng như ông. Vì bản thân tôi, tôi chỉ là một hạt cát nhỏ nhoi nằm lăn lóc đâu đó trong gió bụi. Tôi chỉ làm vướng chân người qua đường, nên tôi muốn có được địa vị như ông chắc phải tu 10 kiếp. Có duyên thì sẽ gặp nhau. Nhờ Take2tango phỏng vấn ông trong một bài viết mang tựa đề “Ai âm mưu chà đạp anh linh chiến sĩ VNCH và ‘bán đứng’ Nghĩa trang quân đội?” đăng trong ngày 9/7/2007, tôi mới có cơ hội ngàn vàng được viết vài dòng tâm sự cùng nhà bác học Toàn Phong Nguyễn Xuân Vinh. Phải khen ông Thế Phương luôn có một cái tựa rất ăn khách. Những cái hình minh hoạ đầu voi, đuôi chuột. Cộng với cái tựa giựt gân y hệt chuyện tờ báo Trắng Đen viết về chuyện trao cho vua Bokasa đứa con giả để lãnh tiền. Đúng là “rau nào sâu nấy”, “con nhà tông không giống lông cũng giống cánh”.Ai là người bán đứng Nghĩa Trang? Bán cho cộng sản ư? Bán để đổi lấy cái gì từ những nắm mộ hoang? Lòng cộng sản thật khó lường, nhưng lòng dạ những người mang danh quốc gia chống cộng cũng sâu thẳm khó dò. Với tâm địa lại hẹp hòi ích kỷ thì nhìn đâu mà chẳng thấy thối tha. Nhìn cộng sản thì cũng là kẻ thù không đội trời chung, và nhìn người quốc gia thì cũng đầy lòng ganh tị, nghi kỵ, thù ghét. Ba mươi hai năm qua, trên dưới 50 nghĩa trang toàn quốc bị san bằng, phá bỏ, tôi chưa hề nghe ai lên tiếng, hay gởi văn thư lên Liên Hiệp Quốc để tố cáo và đòi hỏi công lý? Nhưng nghe QGNT Heritage xin chính quyền cộng sản cho trùng tu Nghĩa Trang QĐBH thì một số người nhao nhao lên: “Sao không hỏi ý kiến tôi, ý kiến cộng đồng?”. QGNT là một Hội Đoàn rất nhỏ trong hàng trăm Hội Đoàn của cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại. Các anh QGNT Heritage chỉ làm đơn đưa cho Ban Chấp Hành Trung Ương của QGNT mà vẫn không được một câu trả lời. Và hậu quả là cuộc đánh nhau chí tử, rồi đem bôi bác anh em QGNT Heritage trên các website, đại hội QGNT toàn thế giới bể nát, tình huynh đệ, cảnh nồi da xáo thịt đã diễn ra... Vậy thử hỏi, đem việc trùng tu Nghĩa Trang ra bàn với cộng đồng người Việt Hải Ngoại thì hàng trăm Hội Đoàn với hàng triệu ý kiến bàn cãi, đấm đá... tháng nầy sang tháng khác thì bao giờ có kết quả? Hay cãi nhau thêm 32 năm nữa, mọi người đi vào cõi niết bàn gặp Phật, gặp Chúa thì mới tìm ra câu trả lời?Tôi là người sinh ra và lớn lên tại tỉnh Bình Dương. Những vấn đề của tỉnh ít ra tôi cũng biết rõ hơn mọi người nhờ sự quen biết rộng rãi, và mọi tin tức về nghĩa trang tôi nắm rất rõ. Mấy tháng trước, tôi nhận được hai cú điện thoại và hai lá thư nói về nghĩa trang. Hai lá thư đó xuất phát từ một người thân tín làm việc cho Tỉnh Uỷ tỉnh Bình Dương và một lá thư khác của một nhà báo. Bạn tôi báo cho tôi biết “...Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà sẽ giải toả và sẽ bán cho Đài Loan và Đại Hàn để mở rộng xí nghiệp....”. Nếu Nghĩa trang bị xoá sổ quý vị có phương án gì để ngăn chặn không? Xin đưa ra ý kiến thiết thực và hành động, đừng ngồi đó bàn cãi, suy đoán hay chỉ nói bằng miệng hoặc chỉ lên án và chửi rủa. Khi dấu vết của khu nghĩa trang không còn, mồ mả đã san bằng, xương cốt đã biến mất thì những dấu vết của di tích lịch sử có còn không? Cũng như 50 nghĩa trang Quân Đội của các anh hùng tử sĩ miền Nam Việt Nam trên toàn quốc có còn ai biết dấu tích ở đâu? Chắc thế hệ trẻ hôm nay hỏi quý vị, quý vị sẽ trả lời rằng “hãy hỏi gió, hỏi mây, hỏi đất, hỏi trời...”. Liệu rằng giáo sư Nguyễn Xuân Vinh hay Tập Thể Chiến Sĩ Việt Nam Cộng Hòa (TTCSVNCH) có phương án khả thi nào để giữ lại Nghĩa Trang không? Hay các ông có đất để chôn cất hài cốt của những người tử sĩ mà các ông cho rằng họ là những vị anh hùng thân yêu, đáng kính trọng. Trong cộng đồng người Việt Hải Ngoại có hàng trăm nghìn người về Việt Nam hàng năm, 32 năm qua có bao nhiêu người dám đến viếng nghĩa trang? Tôi tin chắc con số rất khiêm tốn. Thưa giáo sư Nguyễn Xuân Vinh, Chúng tôi rất cảm ơn những lời quý giá của ông. Ông lên án hành động của cộng sản là họ đã “...dùng sức mạnh cầm quyền để cưỡng đoạt danh dự của tử sĩ VNCH khi biến một Nghĩa Trang Tử Sĩ hy sinh vì đại nghĩa dân tộc thành một nơi an táng những người chết bình thường...”. Tôi nghĩ rất đơn giản vì họ là cộng sản. Vì thế, 32 năm qua họ đã để cho quân đội canh gác người chết. Nay, từ chỗ cấm người lai vãng, họ đã cho quân đội dời đi nơi khác. Họ đã mở một cánh cửa để thân nhân và bạn bè người chết có thể đến viếng thăm và tu sửa. Như vậy, cộng sản đã có sự nhượng bộ (dù chưa trọn vẹn nhưng họ không dám chạm đến nghĩa trang sau khi nhận được giấy xin phép của QGNT Heritage và dư luận. Lạy Chúa! Chúng tôi chỉ cần bao nhiêu đó cũng đã an lòng). Kính thưa ông, gần 50 nghĩa trang của những người tử sĩ VNCH mà các ông ca ngợi bằng những lời hoa mỹ đã biến mất khỏi mặt đất. Thế hệ lớn lên hôm nay ở hải ngoại cũng như trong nước có ai còn biết đến nơi đó còn có một nghĩa trang không? Ít ra, khi cho thân nhân thăm viếng và tu sửa nghĩa trang QĐBH, những người thân yêu còn có cơ hội giữ lại, bảo toàn mồ mả của thân nhân. Họ sẽ chỉ dạy cho con cháu họ biết ai đang nằm trong nấm mồ kia. Và con cháu họ vẫn còn tới lui thắp cho một nén nhang. Dù nghĩa trang có mang tên gì đi nữa thì nó vẫn còn là niềm an ủi đối với thân nhân người chết và xoa dịu nỗi đau khổ của người sống. Không phải gia đình tử sĩ nào cũng may mắn được sang đất nước thứ ba, được hưởng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Nhiều người nghèo khổ bữa đói bữa no. Họ không có một miếng đất cắm dùi làm sao có đất chôn hài cốt người thân. Nghĩa trang vẫn tồn tại, tức nhiên trong đôi mắt của các nhân chứng thời cuộc đó là một di tích hiện hữu mà không phải bằng tưởng tượng như giáo sư đã nghĩ. Và các thế hệ con cháu của những người khuất bóng mới hiểu được sự trả giá của cuộc tranh đấu vì nhân phẩm, danh dự, tự do, hạnh phúc và quyền làm người không bị ai chà đạp. Tôi tin rằng chế độ nào dù tàn ác đến đâu cũng sẽ lụi tàn. Di tích mồ mả còn đó, sớm muộn gì cũng sẽ được hình thành theo ý nguyện. Cũng như Sài Gòn đã mất tên, đường phố đã mất tên. Và tỉnh Bình Dương đã có một thời gian bị đổi tên. Trong một câu hỏi của Phiến Đan: “Thưa giáo sư, nếu như vậy, đứng trên quan điểm của những người Việt Quốc Gia, chúng ta sẽ không đóng góp vào sự trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội VNCH nếu nơi nầy bị dân sự hoá có phải không ạ?”. Giáo sư Toàn Phong Nguyễn xuân Vinh trả lời rằng: “Đúng thế Theo tôi chúng ta sẽ đóng góp vào sự trùng tu nếu CSVN chấp nhận những yêu cầu sau: Giữ tên Nghĩa Trang QĐ VNCH với tấm bia trước cổng như một di tích lịch sử chiến tranh Việt Nam với hàng chữ ‘Nghĩa Trang Quân Đội VNCH 1961-1975’. Dựng lại tượng Thương Tiếc như một di tích chiến tranh của miền Nam Việt Nam. Và cho thân nhân tử sĩ được dựng Bức Tường Đen khắc tên những người đã hy sinh và khoảng để cho những chiến sĩ vô danh bên trong khu NTQĐ này”. Và ý giáo sư cho rằng nếu CS không cho làm như vậy dù thân nhân có xây mộ, có sơn phết, người chết cũng không ngậm cười nơi chín suối và họ không được siêu thoát. Kính thưa giáo sư, ông là người học cao hiểu rộng, xin hỏi ông rằng chúng ta có gì để mặc cả với cộng sản? Hay ông lại để đó cho nghĩa trang tiếp tục xuống cấp, hư hỏng, và nhiều người vào cất nhà, lấn đất, trâu bò dẫm đạp lên mộ phần, hay cộng sản san bằng và bán cho nước ngoài? Nếu các ông có điều kiện ắt có và đủ để cộng sản tuân theo ý của các ông thì ai sẽ đứng ra trả giá và đối thoại với họ? Vì trong câu hỏi số 5, giáo sư trả lời chắc nịch rằng “....bất cứ cá nhân nào có chủ trương tiếp cận..... đều là những quan điểm đi ngược với các thành viên của TTCSVNCHHN”. Vậy câu trả lời này có gì mâu thuẫn với câu trả lời số 2 của giáo sư là “tôi chỉ khuyến khích trên mặt truyền thống hiếu thảo...” không? Khuyến khích làm mà cấm “tiếp cận, đối thoại” thì bằng cách nào để thực hiện việc trùng tu nghĩa trang đây Trời!?! Và nếu cộng sản cho phép chúng ta làm theo ý giáo sư thì người về Việt Nam trùng tu có phải tiếp xúc với chính quyền cộng sản không? Hay họ tự ý muốn làm gì thì làm như kiểu anh hùng ở hải ngoại? Họ có bị chụp mũ là thân cộng, làm tay sai, là con “KÊN KÊN” chuyên moi xác người chết ăn, hay bán đứng xác cha anh cho cộng sản không? Hay QGNT Heritage làm thì bị phỉ báng, còn họ làm thì được ca ngợi theo kiểu băng đảng, bè nhóm như từ trước đến nay? Tôi mong sẽ nhận được ý kiến rõ ràng của giáo sư để lũ trẻ như chúng tôi sáng mắt, sáng lòng...Trong một đoạn phỏng vấn giáo sư có nói “...không có một tử sĩ nào chọn cái chết mồ sang, mả đẹp cả, sự vinh quang chỉ có trong lòng dân tộc và trong sự thừa nhận của lịch sử...” (câu trả lời này có vẻ lãng mạn và tiểu thuyết hoá. Bởi phàm làm người là tham sống sợ chết. Nhiều người chỉ muốn bản thân họ được vui hưởng, an nhàn, được nhiều người kính trọng khi còn sống. Lúc chết đi muốn có nhiều người đưa tiễn tiếc thương. Họ muốn đám ma của họ chất đầy hoa và lớn hơn đám cưới. Còn mồ mả thì đầy những vòng nguyệt quế). Giáo sư nói đúng nhưng chỉ một nửa. Tại sao? Nếu cha ông đang nằm trong nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà, ông có muốn mồ mả hoang phế và di cốt bị đào lên không? Nếu ông để cho kẻ ác làm điều đó mà ông bó tay không làm gì thì gia đình ông, bà con ông có khen ông là hiếu tử không? Khi ông mặc cả, đưa vấn đề nhân đạo thành chính trị, cộng sản nó chẳng thèm nghe, nó đào mả ba ông và quăng bỏ trong một xó xỉnh nào đó. Ông có vui không? Ba ông sẽ bị chết hai lần, cái chết thứ nhất vì phải hứng viên đạn oan nghiệt cho bọn hèn nhát được sống. Chết rồi không được yên nghỉ, cũng vì bọn hèn nhát chẳng làm gì hết chỉ biết ngồi đánh võ mồm để xương cốt ba ông bị đào lên lần thứ hai. Linh hồn người chết có được siêu thoát không? Ông nên đặt mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu những khát vọng, mong muốn lớn nhất xuất phát từ con tim. Nếu con người không có trái tim và lòng nhân đạo thì kẻ ấy không còn xứng đáng là một con người. Và nếu giáo sư hay bất cứ ai có một đáp số về một mảnh đất đủ để chôn cất 16 ngàn tử sĩ, thì QGNT Heritage sẽ ngưng hoạt động. Chúng tôi sẽ giao lại quyền giải quyết vong linh người chết cho vấn đề chính trị của các ông. Chúng ta đã biết cộng sản, hiểu cộng sản. Chúng ta đã chửi cộng sản Việt Nam hơn nửa thế kỷ. Chúng có chết đâu. Ngay cả một việc đơn giản ở tại hải ngoại, vấn đề này nằm trong tầm tay của chúng ta mà các ông có giải quyết nổi không? Hãy lấy quyền lực mà các ông cho rằng các ông đang có trong tay để làm 6 việc:1. Ra lịnh cấm không cho báo chí đăng tải tin tức các cơ sở thương mại gởi tiền về VN và ngăn chặn mọi người không gởi tiền về cho thân nhân.2. Ra lịnh cấm không được về Việt Nam thăm thân nhân, du lịch, du hí.3. Ra lịnh cấm các tổ chức từ thiện quyên góp tiền bạc bà con hải ngoại để giải quyết những đống rác xã hội mà cộng sản không bao giờ làm.4. Ra lịnh cấm mua bán văn hoá phẩm, sách báo, âm nhạc của cộng sản.5. Ra lịnh cấm toàn bộ các hàng hóa, thực phẩm sản xuất của Việt Nam được du nhập vào Hoa Kỳ.6. Ra lịnh cấm tất cả những cơ sở thương mại của người Việt tỵ nạn hải ngoại buôn bán làm ăn với cộng sản Việt Nam.Trước 75, Mỹ viện trợ cho Miền Nam Việt Nam (MNVN) mỗi năm 2 tỉ đô la, và người Mỹ có quyền quyết định vận mệnh của MNVN. Ngày nay, người Việt hải ngoại đòi chống cộng, nhưng gởi tiền và mang tiền về VN hàng năm 4 - 5 tỉ đô la mà không có một lời mặc cả đòi hỏi. Nếu quý ông làm được duy nhất một trong những vấn đề trên, quý ông sẽ có đủ cương vị để mặc cả với cộng sản và được quyền đòi hỏi. Bằng không, xin đừng ngồi đó suy luận bởi không phù hợp với thực tế.Nhân đạo và chính trị là hai lĩnh vực rất khác nhau. Cả hai như nước với lửa. Nếu chúng ta đặt vấn đề nhân đạo vào vấn đề chính trị thì không bao giờ có thể giải quyết được chuyện nghĩa trang QĐBH.Dù những người anh hùng không cần có một nấm mồ, nhưng chúng ta phải có trách nhiệm đền ơn, đáp nghĩa cho họ. Chúng ta phải biết tôn trọng, bảo vệ nơi họ an giấc nghìn thu. Dù có phải hy sinh, có phải chịu nhiều tai tiếng xấu xa, chúng tôi cũng quyết tâm bảo vệ nghĩa trang như một di tích lịch sử thiêng liêng còn sót lại của miền Nam Việt Nam. Tôi đã từng an ủi các anh em QGNT Heritage rằng: “Sự kiên nhẫn và quyết tâm đeo đuổi mục đích cao đẹp sẽ tạo cho các anh sức mạnh có thể đập tan cả đá cứng.”Lời cuối, xin cảm ơn những lời khuyên hữu ích của giáo sư.
Kính chúc giáo sư khoẻ mạnh, may mắn và đạt được nhiều thành công. Xin thứ lỗi nếu tôi nói những điều làm giáo sư phật lòng.
Phong Thu
Email: Phongthu@mindspring.com
Tel: (301) 270-8691.
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết